Các tàu sân bay hiện đại của một số nước

 
Nhiều quốc gia hiện đang sở hữu các tàu sân bay đang trong tiến trình đặt kế hoạch cho những lớp tàu mới, để thay thế những chiếc hiện tại.
Hải quân quốc gia Pháp
Hải quân Pháp đã đưa ra các kế hoạch cho một tàu sân bay thứ hai, để bổ xung thêm cho chiếc Charles de Gaulle. Thiết kế chiếc này lớn hơn, với phạm vi chiếm nước 50–60,000 tấn, và không sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân như chiếc Charles de Gaulle. Đã có kế hoạch để biến Thiết kế hải quân Hoàng gia cho các chiến dịch CATOBAR (thiết kế Thales/BAE Systems cho hải quân hoàng gia là cho tàu sân bay STOVL có thể cải tổ cấu hình cho các chiến dịch CATOBAR).
Hải quân Ấn Độ
Ấn Độ đã bắt đầu chế tạo một chiếc tàu sân bay 37,500 tấn, 252 mét dài vào tháng 4, 2005. Chiếc tàu sân bay mới sẽ có giá 762 triệu US dollar và sẽ mang theo các máy bay MiG 29K ‘Fulcrum’ và Sea Harrier cùng với các máy bay trực thăng do Ấn Độ và Nga cùng chế tạo. Chiếc tàu này sẽ có bốn động cơ turbine và khi hoàn thành sẽ có tầm hoạt động 7,500 dặm biển, mang theo 160 sỹ quan, 1400 binh lính và 30 máy bay. Chiếc tàu đang được đóng tại một xưởng đóng tàu nhà nước ở phía nam Ấn Độ. Năm 2004, Ấn Độ cũng mua chiếc Admiral Gorshkov từ Nga với giá 1.5 tỷ US dollar; nó đang sắp được biên chế vào Hải quân Ấn Độ vào năm 2008 sau khi được sửa chữa
Quân đội trên biển Italia
Việc chế tạo các tàu sân bay kiểu V/STOL cho Quân đội trên biển(Marina Militare) Cavour có động cơ quy ước đã bắt đầu năm 2001. Nó đang được Fincantieri của Italy đóng. Sau nhiều lần trì hoãn, Cavour được chờ đợi sẽ đưa vào phục vụ năm 2008 để hỗ trợ thêm cho những chiếc tàu sân bay trong lực lượng Quân đội trên biển hiện nay Giuseppe Garibaldi. Một chiếc thứ hai với phạm vi chiếm nước 25-30,000 tấn đang được Hải quân Italia trông đợi, để thay thế chiếc tàu đã bị loại bỏ Vittorio Veneto, nhưng vì các lý do tài chính, phát triển thêm nữa vẫn còn đang đứng im.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tháng 6, 2005, trên trang web boxun.com có thông báo rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ chế tạo một chiếc tàu sân bay có giá 362 triệu US dollar với trọng lượng nước rẽ 78,000 tấn, nó được chế tạo bởi Xưởng đóng tàu mật Jiangnan ở Thượng Hải. Báo cáo này đã bị quan chức Bộ quốc phòng Trung Quốc là Zhang Guangqin bác bỏ. Nhiều cuộc đàm phán trước kia để mua tàu sân bay từ Nga và Pháp đã không thành công. Vào ngày 10 tháng 3 năm 2006, Trung tướng Wang Zhiyuan thuộc Quân đội giải phóng nhân dân đã thông báo rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ nghiên cứu và chế tạo một tàu sân bay để phát triển một CVBG trong 3 tới 5 năm. Các nhà quan sát cho rằng chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được dùng để đảm bảo an ninh những đường vận chuyển năng lượng ở Biển Nam Trung Quốc.
Hải quân hoàng gia Anh
Hải quân hoàng gia hiện có kế hoạch cho hai chiếc tàu sân bay mới (hiện nay mới chỉ biết là CVF) để thay thế ba chiếc tàu sân bay lớp Invincible hiện đang hoạt động. Hai chiếc này sẽ được đặt tên là HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales. Chúng sẽ có khả năng mang khoảng 50 máy bay và sẽ có trọng lượng rẽ nước khoảng 60,000 tấn. Hai chiếc tàu này sẽ được đưa vào phục vụ vào năm 2012 và 2015. Những chiếc máy bay được được bố trí đầu tiên trên chúng là F-35 Joint Strike Fighter, và số lượng tàu cùng đoàn với chúng khoảng 1000.
Hai chiếc tàu này sẽ là những chiếc tàu chiến lớn nhất từng được chế tạo cho Hải quân hoàng gia. Ban đầu chúng được định dạng cho các chiến dịch STOVL, những chiếc tàu sân bay có thể được điều chỉnh cho thích ứng với mọi kiểu thế hệ máy bay tương lai được bố trí trên chúng.
Tây Ban Nha
Dự án cho chiếc tàu dài 231 và lượng rẽ nước 25,000–30,000 tấn dùng động cơ quy ước Buque de Proyección Estratégica (tàu dự án chiến lược) cho hải quân Tây Ban Nha được thông qua năm 2003, và việc chế tạo nó đã bắt đầu vào tháng 8, 2005, công ty đóng tàu Navantia chịu trách nhiệm dự án. Chiếc Buque de proyección estratégica là một chiếc tàu được thiết kế để hoạt động như tàu tấn công đổ bộ và tàu sân bay kiểu VSTOL, phụ thuộc vào nhiệm vụ được giao. Thiết kế nó dành cho những cuộc xung đột ở tầm thấp mà có thể Hải quân Tây Ban Nha sẽ phải đối mặt trong tương lai. Khi hoạt động như một tàu sân bay kiểu VSTOL, tầm điều hành của nó sẽ khoảng 25,000 tấn, và nó sẽ mang tối đa 30 Matador AV-8B+, F-35 hay một nhóm hỗn hợp cả hai loại máy bay trên. Chiếc tàu này có một Sky-Jump và một hệ thống chiến đấu dựa trên radar ba chiều, và nó sẽ là chiếc tàu sân bay thứ hai của hải quân Tây Ban Nha sau chiếc Príncipe de Asturias
Hải quân Hoa Kỳ


Hạm đội những chiếc tàu sân bay Nimitz-lớp Hoa Kỳ sẽ tiếp tục được sử dụng (và trong một số trường hợp được thay thế) bởi chiếc CVN-21/CVNX Carrier. Họ hy vọng rằng những chiếc tàu này sẽ lớnhơn và sẽ mang hơn 80 máy bay hay nhiều hơn nữa so với lớp Nimitz, và cũng sẽ được thiết kế để khó bị radar phát hiện.

Hải quân hoàng gia Australia
Hải quân hoàng gia Australian hiện đang đầu tư vào hai chiếc tàu “đa chức năng”, với thiết kế theo kiểu lớp Mistral của Pháp hay Buque de Proyección Estratégica của Tây Ban Nha. Người ta tin rằng nhiều thành viên bên trong Hải quân hoàng gia Australia và trong chính phủ Australia thích mua thêm F-35B JSF để trang bị cùng với nó, biến chúng thành những tàu sân bay. Điều này sẽ cho phép Hải quân hoàng gia Australia có khả năng sở hữu tàu sân bay lần đầu tiên kể từ thập kỷ 1980.
Tàu sân bay của Nga
Chương trình xây dựng tàu sân bay chỉ bắt đầu được bàn đến tại Liên Xô cũ từ cuối thập niên 1930 nhưng do Thế chiến 2, xung khắc chính trị nội bộ, thiếu hụt kinh phí… nên đến khi I. Stalin qua đời năm 1953, các dự án tàu sân bay của Liên Xô vẫn chưa hề được tiến hành.
Chỉ dưới thời của Brezhnev nó mới được đẩy mạnh. Tàu sân bay đầu tiên của LX là chiếc Moskva, hạ thủy năm 1967, trọng tải 17.500 tấn, thủy thủ đoàn 840 người. Sau đó là chiếc Leningrad. Cả hai chiếc này đều chạy bằng nguồn năng lượng quy uớc nhưng không được xem là tàu sân bay đích thực vì chỉ chở được một số máy bay lên thẳng (trực thăng) chứ không có máy bay chiến đấu có cánh cố định.
Đầu thập niên 70, Hải quân LX có dự án phát triển tàu sân bay nguyên tử mang ký hiệu Orel, trọng tải 80.000 tấn, có thể chở 70 máy bay. Nhưng do bất đồng ý kiến giữa các sĩ quan chỉ huy, dự án này cũng không được triển khai.
Từ 1975 trở đi Hải quân LX lần lượt đưa vào sử dụng 4 tàu sân bay Kiev, Minsk, Novorossiysk, Đô đốc Gorshkov, tức dòng tàu sân bay có trọng tải trung bình 40.000 tấn, chở khoảng 12 chiếc Yak-38 Fogger (tức loại chiến đấu cơ cất cánh-hạ cánh chiều thẳng đứng, gọi là kỹ thuật VTOL) và 20 chiếc trực thăng. NATO gọi loại tàu sân bay này là Kiev, riêng chiếc Đô đốc Gorshkov thì được gọi là hạm Baku.
Từ đầu thập niên 1990 trở đi, Hải quân LX lần lượt xây dựng các tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (tên trước đó là Tbilisi), Varyag (tên trước đó là Riga), trọng tải 67.500 tấn, thủy thủ đoàn 1700 người. Đây là loại tàu sân bay đích thực có khả năng chở các máy bay cất-hạ cánh bình thường như Su-27K, Mig-29K, Su-25… Chiếc Đô đốc Kuznetsov được hạ thủy năm 1991 còn chiếc Varyag, khởi công chế tạo năm 1988 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh, vẫn còn nằm ? ? hải quân công xưởng Nikolayev Nam, Ukraina.
Trong thập niên 90, Hải quân LX cũng phát triển dự án tàu sân bay nguyên tử đầu tiên. Đó là mô hình chiếc Ulyanovsk, trọng tải 75.000 tấn, được xem ngang hàng với loại tàu sân bay hạng Nimitz hiện đại nhất của Hải quân Mỹ. Nhưng LX xụp đổ, dự án tàu sân bay này đã bị hủy.
Như vậy, hiện nay Hải quân Nga chỉ còn mỗi chiếc Đô đốc Kuznetsov đang hoạt động vì các chiếc Minsk, Leningrad đã được phá thành sắt vụn năm 1992; chiếc Novorossiysk, năm 1993, chiếc Kiev, năm 1994 và chiếc Moskva, năm 1995. Chiếc Varyag chắc sẽ không bao giờ được hoàn thành còn chiếc Đô đốc Gorshkov đã có lúc được hỏi mua bởi Hải quân Ấn Độ.
Liên bang Nga hiện đang phát triển một thiết kế tàu sân bay mới. Chúng bắt đầu từ vạch xuất phát để chế tạo một kiểu hiện đại, với những vật liệu và thiết bị điện tử mới nhất. Nhu cầu có thể là hai chiếc – một cho Hạm đội Baltic Nga và một cho Hạm đội Thái bình dương Nga. Việc chế tạo được dự định bắt đầu từ năm 2010, và kết thúc sau khoảng 6 năm.

Không có nhận xét nào: