Link tải Bản mới
Seccurity

Phần mềm cực kỳ nguy hiểm, không am hiểu đừng đụng vào.
Link tải (Có đặt mật khẩu giải nén)
...........


Thích thử thì tải tại đây

Trọn bộ 2 tập, Xoay quanh hai anh em đồng môn Tôn Tẩn - Bàng Quyên.

Tập 1

Tập 2
 hoàng hôn nào tím cả bước chân em
               Để mắt biếc chiều nay mi ngấn lệ
Có cơn gió nào thổi qua vùng hoa lệ
Tóc ai bay đường vắng bước âm thầm.

Em có còn mê mãi khúc rong ca
Đơn lẻ một mình trong triết lý riêng em.
Bàn chân nhé chiều nay dừng xứ lạ
Dư âm buồn vương vấn một tình riêng,

Em có còn nỗi nhớ của riêng em
Cuồn cuộn dòng sông ngập tràn hoang phế
Nát tan ơi điệu buồn mi ngấn lệ
Khúc giao mùa em viết tặng người điên.
Anh sẽ trở về trong nỗi nhớ em mang
Thắp lại dư âm hoang tàn vắng lạnh,
Lá có rơi chiều nay hồn phiêu lãng
Trên giọt buồn sót lại chút mong manh.

Chắc bây giờ em đã đi xa
Hành trang ấy có khi nào em nhớ
Sài Gòn ơi ai bây giờ thiếu nợ
Câu thơ nào em viết để phôi pha?
Anh bây giờ thiếu nợ khắp nhân gian
Không kịp tìm em một lời cho đúng nghĩa
Nhớ thương ơi kiếp lưu đày vô hạn
Mê khúc buồn anh viết giữa ngàn khuya.
                     (1/2/02, Thương tặng ) 

Anh bạn đến chơi nhà trưởng phòng giáo dục sắp về hưu, thấy gã đang cầm hộp xăm xóc rất mạnh, một đống xăm rớt ra. Ông bạn nhanh nhảu:
- Í chết, bác không biết xóc rồi, xóc làm sao cho một cái ra thôi. Chưa về hưu mà nghiên cứu tử vi rồi à?
- Chú không biết, xăm này phải xóc ra càng nhiều càng tốt.
Ông bạn ngẩn người, cầm thử một xăm lên coi. Quái lạ! Trên xăm toàn số điện thoại di động.
Chưa kịp hỏi thì trưởng phòng chậm rãi. Số điện thoại của giáo viên huyện mình đó, Xăm nào rớt ra là luân chuyển chú à.

Mõ gọi điện thoại cho Lý Trưởng:
- Bác à, hôm nay thứ 7, nhà chú có con gà không biết ai bắn què chân, vào tiễn giúp nó về chín suối cùng chú với.
Gọi xong vợ Mõ vả vào mồm gã nói:
- Này, có con gà nào què đâu, ông chỉ nói xui.
- Không có con nào què thì cứ cho một con què đi, nhanh lên, lão đang vô.

Một vị "Lý Trưởng" đến mua máy tính xách tay cho tập thể, giá chiếc máy là 11 triệu, đắn đo một hồi gã nói:
- Cháu ghi cho chú 17 triệu nhé!
Không được mô chú, khai cao quá bên tài chính họ không duyệt đâu.
Thì cháu cứ ghi đi, mất mát chi mô. Tài chính chú lo cho.
Đối diện đó là nhà hát, hôm nay người ta thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếng loa vẫn oang oang dội vào tai gã.

Đứa bạn thân bị tai nạn thập tử nhất sinh, mình và bố nó trông nom tại bệnh viện. Ngày hôm sau có một bác sỹ đến khâu vết thương, thái độ ân cần, chu đáo. Xong việc mình nói với bố đứa bạn:
- Dân mình cứ nói đến bác sỹ thì chê này chê nọ chứ cháu thấy ông bác sỹ lúc nãy quá được!
Không có mô, bố đứa bạn than phiền.
Nãy tay trưởng khoa kêu tau vô phòng, nó nói qua bệnh tình rồi gợi ý cho tao là phải bồi dưỡng để kêu bác sỹ đến. Tau đưa tiền nó hỏi:
- Mấy đó?
- Dạ, nhà khó khăn lắm, được 5 chục thôi, tau nói.
- Ít quá, không được mô. Bác sỹ cau có.
Tau rút thêm 5 chục nữa và nói: Một trăm bác à, nhà tui nghèo lắm!
Vị trưởng khoa đi ra ngoài, ngó nghiêng, đóng cửa lại và lấy máy điện thoại ra gọi ông lúc nãy đến đó.
Giờ bạn đã thành người thiên cổ sau lần tai nạn đó.

Đứa bạn thân hồi cấp 3 mò đến nhà chơi, hắn hỏi mình:
- T.. ơi, mi học VB (visual basic) không?
- Có chớ, môn ni xưa tau thi được 7 điểm, khó gặm lắm đó.
- Mần giúp tao bài này với, chiều mai thi rồi.
- Nói thiệt với mi là 4 năm rồi tao không dùng đến môn lập trình này, nếu bài khó chắc phải lâu đó, mình phân vân.
Anh bạn nói yêu cầu của bài tập, thú thật là rất dễ, chỉ một loáng là xong. Mình hỏi:
- Bay học môn ni mấy tháng?
Hắn gãi đầu
- Ba ngày mi à, mai là ngày thứ tư, sáng cho thực tập, chiều cho thi là kết thúc môn học này. Môn này khó lắm hả Tr..
Toát mồ hôi, không ngờ bạn mình là thiên tài mà mình không biết, cả lớp của bạn luôn, cả thầy dạy môn VB nữa. Môn này xưa lớp mình vật vã 6 tháng mới hiểu sơ sơ mà thầy trò này "phủi" 3 ngày là xong.
Bái phục, bái phục!
....
Lời bàn:
Là giáo viên Toán - Tin học, Đang học lên ĐH. Xót xa quá, một thế hệ đưa đò này thì các công dân tương lai sẽ ra sao đây? Một câu hỏi lớn không lời đáp.
Anh bạn vong niên có đứa con vừa được vào làm tại một ngân hàng Nhà nước, hắn đến xin ly rượu mừng. Khề khà một lúc hắn hỏi:
- Con bẹp nhà anh tốt nghiệp trường chi hè?
Anh bạn bĩu môi
- Chú đừng hỏi đều anh nữa, con anh sinh ngày nào chú cũng biết chứ đừng hỏi là nó học trường gì. Thôi biết ý chú mi định hỏi chi rồi, chỗ quen biết cũng hết trăm sáu mươi chai đó.

Đứa bạn thân được vào chân thư lại ở huyện, ngày đầu đi làm, cả cơ quan chúc mừng, ai cũng băn khoăn hỏi:
- Mi con ôông mô rứa?
Dạ, cháu con ông...
Người trong cơ quan ngẩn ra như bò đội nón, chả biết ba hắn mần chi mà "cơ" ngon ri.
Một tay có vẻ lanh lợi nhất cơ quan bỗng "ơ rê ca":
- Mấy bác không biết, sếp tỉnh miềng người làng hắn, hắn họ X, sếp cũng họ X, nghe nói làng đó chỉ có một họ X thôi. Cơ to ri hèn chi...

Đi sửa máy ở một cơ quan, gặp đứa em cùng làng, chị nó học với mình.
Hắn: Lâu ngày hè, có chi mới không chú?
- Có chi mô bác, một cái mới là vừa cưới vợ.
Hay nghe, vợ người mô, mần nghề chi.
- Dạ, Vạn Trạch, Giáo viên dạy văn.
Hay quá rồi, mừng chú!
Thế vợ dạy mô?
- Làng miềng luôn bác à, nhưng dạy hợp đồng.
Chú mi giỏi, thời buổi ni mà xin được hợp đồng thế là ổn, có lẽ mạ xin cho à (mẹ chú ấy là giáo viên uy tín trường làng - vừa về hưu).
- Nói thiệt với bác, hết 6 chai đó, lạy lục lắm mới có suất này.
Lương gần 2 triệu/tháng. nhân với 9 tháng, chia đều ra thua công phụ bản à (phụ hồ).
- Cho vợ đỡ buồn khỏi nói mình gia trưởng bác à. Đời chó rứa bác à!

Vợ: Anh chở em ra thăm thầy K.. nhé
Hắn: Uhm, chỗ quen biết, cũng tốt.
Qua cổng chợ
Vợ: Dừng lại em mua cân hoa quả.
Hắn: Té ra vợ mình dân miền Trung mà chu đáo và khách khí phết!
Vợ: Anh biết vì răng em mua cân hoa quả này không?
Hắn: Chỗ quen biết, em là giáo viên, người ta làm ở phòng GD, cũng quen anh mà, thế là chu đáo và phải phép em à.
Vợ: Không, mua cân hoa quả để bỏ phong bì vào cho nó khỏi lộ liễu.
Hắn: Cứng họng, hỏi lại. Cần chi phải rứa?
Vợ: Người như anh còn lâu vợ mới có hợp đồng đi dạy được. Phong bì em chuẩn bị sẵn rồi, mình nghèo, ít thôi. 500 anh à.
Hắn: Em lấy xe chạy đi, cho anh xuống, đời anh không quen làm vậy.
Vợ hắn mắt đỏ hoe, hắn mặt lạnh như tiền nhưng cổ họng chát đắng. Đời mà.
 
Nhiều quốc gia hiện đang sở hữu các tàu sân bay đang trong tiến trình đặt kế hoạch cho những lớp tàu mới, để thay thế những chiếc hiện tại.
Hải quân quốc gia Pháp
Hải quân Pháp đã đưa ra các kế hoạch cho một tàu sân bay thứ hai, để bổ xung thêm cho chiếc Charles de Gaulle. Thiết kế chiếc này lớn hơn, với phạm vi chiếm nước 50–60,000 tấn, và không sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân như chiếc Charles de Gaulle. Đã có kế hoạch để biến Thiết kế hải quân Hoàng gia cho các chiến dịch CATOBAR (thiết kế Thales/BAE Systems cho hải quân hoàng gia là cho tàu sân bay STOVL có thể cải tổ cấu hình cho các chiến dịch CATOBAR).
Hải quân Ấn Độ
Ấn Độ đã bắt đầu chế tạo một chiếc tàu sân bay 37,500 tấn, 252 mét dài vào tháng 4, 2005. Chiếc tàu sân bay mới sẽ có giá 762 triệu US dollar và sẽ mang theo các máy bay MiG 29K ‘Fulcrum’ và Sea Harrier cùng với các máy bay trực thăng do Ấn Độ và Nga cùng chế tạo. Chiếc tàu này sẽ có bốn động cơ turbine và khi hoàn thành sẽ có tầm hoạt động 7,500 dặm biển, mang theo 160 sỹ quan, 1400 binh lính và 30 máy bay. Chiếc tàu đang được đóng tại một xưởng đóng tàu nhà nước ở phía nam Ấn Độ. Năm 2004, Ấn Độ cũng mua chiếc Admiral Gorshkov từ Nga với giá 1.5 tỷ US dollar; nó đang sắp được biên chế vào Hải quân Ấn Độ vào năm 2008 sau khi được sửa chữa
Quân đội trên biển Italia
Việc chế tạo các tàu sân bay kiểu V/STOL cho Quân đội trên biển(Marina Militare) Cavour có động cơ quy ước đã bắt đầu năm 2001. Nó đang được Fincantieri của Italy đóng. Sau nhiều lần trì hoãn, Cavour được chờ đợi sẽ đưa vào phục vụ năm 2008 để hỗ trợ thêm cho những chiếc tàu sân bay trong lực lượng Quân đội trên biển hiện nay Giuseppe Garibaldi. Một chiếc thứ hai với phạm vi chiếm nước 25-30,000 tấn đang được Hải quân Italia trông đợi, để thay thế chiếc tàu đã bị loại bỏ Vittorio Veneto, nhưng vì các lý do tài chính, phát triển thêm nữa vẫn còn đang đứng im.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tháng 6, 2005, trên trang web boxun.com có thông báo rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ chế tạo một chiếc tàu sân bay có giá 362 triệu US dollar với trọng lượng nước rẽ 78,000 tấn, nó được chế tạo bởi Xưởng đóng tàu mật Jiangnan ở Thượng Hải. Báo cáo này đã bị quan chức Bộ quốc phòng Trung Quốc là Zhang Guangqin bác bỏ. Nhiều cuộc đàm phán trước kia để mua tàu sân bay từ Nga và Pháp đã không thành công. Vào ngày 10 tháng 3 năm 2006, Trung tướng Wang Zhiyuan thuộc Quân đội giải phóng nhân dân đã thông báo rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ nghiên cứu và chế tạo một tàu sân bay để phát triển một CVBG trong 3 tới 5 năm. Các nhà quan sát cho rằng chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được dùng để đảm bảo an ninh những đường vận chuyển năng lượng ở Biển Nam Trung Quốc.
Hải quân hoàng gia Anh
Hải quân hoàng gia hiện có kế hoạch cho hai chiếc tàu sân bay mới (hiện nay mới chỉ biết là CVF) để thay thế ba chiếc tàu sân bay lớp Invincible hiện đang hoạt động. Hai chiếc này sẽ được đặt tên là HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales. Chúng sẽ có khả năng mang khoảng 50 máy bay và sẽ có trọng lượng rẽ nước khoảng 60,000 tấn. Hai chiếc tàu này sẽ được đưa vào phục vụ vào năm 2012 và 2015. Những chiếc máy bay được được bố trí đầu tiên trên chúng là F-35 Joint Strike Fighter, và số lượng tàu cùng đoàn với chúng khoảng 1000.
Hai chiếc tàu này sẽ là những chiếc tàu chiến lớn nhất từng được chế tạo cho Hải quân hoàng gia. Ban đầu chúng được định dạng cho các chiến dịch STOVL, những chiếc tàu sân bay có thể được điều chỉnh cho thích ứng với mọi kiểu thế hệ máy bay tương lai được bố trí trên chúng.
Tây Ban Nha
Dự án cho chiếc tàu dài 231 và lượng rẽ nước 25,000–30,000 tấn dùng động cơ quy ước Buque de Proyección Estratégica (tàu dự án chiến lược) cho hải quân Tây Ban Nha được thông qua năm 2003, và việc chế tạo nó đã bắt đầu vào tháng 8, 2005, công ty đóng tàu Navantia chịu trách nhiệm dự án. Chiếc Buque de proyección estratégica là một chiếc tàu được thiết kế để hoạt động như tàu tấn công đổ bộ và tàu sân bay kiểu VSTOL, phụ thuộc vào nhiệm vụ được giao. Thiết kế nó dành cho những cuộc xung đột ở tầm thấp mà có thể Hải quân Tây Ban Nha sẽ phải đối mặt trong tương lai. Khi hoạt động như một tàu sân bay kiểu VSTOL, tầm điều hành của nó sẽ khoảng 25,000 tấn, và nó sẽ mang tối đa 30 Matador AV-8B+, F-35 hay một nhóm hỗn hợp cả hai loại máy bay trên. Chiếc tàu này có một Sky-Jump và một hệ thống chiến đấu dựa trên radar ba chiều, và nó sẽ là chiếc tàu sân bay thứ hai của hải quân Tây Ban Nha sau chiếc Príncipe de Asturias
Hải quân Hoa Kỳ


Hạm đội những chiếc tàu sân bay Nimitz-lớp Hoa Kỳ sẽ tiếp tục được sử dụng (và trong một số trường hợp được thay thế) bởi chiếc CVN-21/CVNX Carrier. Họ hy vọng rằng những chiếc tàu này sẽ lớnhơn và sẽ mang hơn 80 máy bay hay nhiều hơn nữa so với lớp Nimitz, và cũng sẽ được thiết kế để khó bị radar phát hiện.

Hải quân hoàng gia Australia
Hải quân hoàng gia Australian hiện đang đầu tư vào hai chiếc tàu “đa chức năng”, với thiết kế theo kiểu lớp Mistral của Pháp hay Buque de Proyección Estratégica của Tây Ban Nha. Người ta tin rằng nhiều thành viên bên trong Hải quân hoàng gia Australia và trong chính phủ Australia thích mua thêm F-35B JSF để trang bị cùng với nó, biến chúng thành những tàu sân bay. Điều này sẽ cho phép Hải quân hoàng gia Australia có khả năng sở hữu tàu sân bay lần đầu tiên kể từ thập kỷ 1980.
Tàu sân bay của Nga
Chương trình xây dựng tàu sân bay chỉ bắt đầu được bàn đến tại Liên Xô cũ từ cuối thập niên 1930 nhưng do Thế chiến 2, xung khắc chính trị nội bộ, thiếu hụt kinh phí… nên đến khi I. Stalin qua đời năm 1953, các dự án tàu sân bay của Liên Xô vẫn chưa hề được tiến hành.
Chỉ dưới thời của Brezhnev nó mới được đẩy mạnh. Tàu sân bay đầu tiên của LX là chiếc Moskva, hạ thủy năm 1967, trọng tải 17.500 tấn, thủy thủ đoàn 840 người. Sau đó là chiếc Leningrad. Cả hai chiếc này đều chạy bằng nguồn năng lượng quy uớc nhưng không được xem là tàu sân bay đích thực vì chỉ chở được một số máy bay lên thẳng (trực thăng) chứ không có máy bay chiến đấu có cánh cố định.
Đầu thập niên 70, Hải quân LX có dự án phát triển tàu sân bay nguyên tử mang ký hiệu Orel, trọng tải 80.000 tấn, có thể chở 70 máy bay. Nhưng do bất đồng ý kiến giữa các sĩ quan chỉ huy, dự án này cũng không được triển khai.
Từ 1975 trở đi Hải quân LX lần lượt đưa vào sử dụng 4 tàu sân bay Kiev, Minsk, Novorossiysk, Đô đốc Gorshkov, tức dòng tàu sân bay có trọng tải trung bình 40.000 tấn, chở khoảng 12 chiếc Yak-38 Fogger (tức loại chiến đấu cơ cất cánh-hạ cánh chiều thẳng đứng, gọi là kỹ thuật VTOL) và 20 chiếc trực thăng. NATO gọi loại tàu sân bay này là Kiev, riêng chiếc Đô đốc Gorshkov thì được gọi là hạm Baku.
Từ đầu thập niên 1990 trở đi, Hải quân LX lần lượt xây dựng các tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov (tên trước đó là Tbilisi), Varyag (tên trước đó là Riga), trọng tải 67.500 tấn, thủy thủ đoàn 1700 người. Đây là loại tàu sân bay đích thực có khả năng chở các máy bay cất-hạ cánh bình thường như Su-27K, Mig-29K, Su-25… Chiếc Đô đốc Kuznetsov được hạ thủy năm 1991 còn chiếc Varyag, khởi công chế tạo năm 1988 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh, vẫn còn nằm ? ? hải quân công xưởng Nikolayev Nam, Ukraina.
Trong thập niên 90, Hải quân LX cũng phát triển dự án tàu sân bay nguyên tử đầu tiên. Đó là mô hình chiếc Ulyanovsk, trọng tải 75.000 tấn, được xem ngang hàng với loại tàu sân bay hạng Nimitz hiện đại nhất của Hải quân Mỹ. Nhưng LX xụp đổ, dự án tàu sân bay này đã bị hủy.
Như vậy, hiện nay Hải quân Nga chỉ còn mỗi chiếc Đô đốc Kuznetsov đang hoạt động vì các chiếc Minsk, Leningrad đã được phá thành sắt vụn năm 1992; chiếc Novorossiysk, năm 1993, chiếc Kiev, năm 1994 và chiếc Moskva, năm 1995. Chiếc Varyag chắc sẽ không bao giờ được hoàn thành còn chiếc Đô đốc Gorshkov đã có lúc được hỏi mua bởi Hải quân Ấn Độ.
Liên bang Nga hiện đang phát triển một thiết kế tàu sân bay mới. Chúng bắt đầu từ vạch xuất phát để chế tạo một kiểu hiện đại, với những vật liệu và thiết bị điện tử mới nhất. Nhu cầu có thể là hai chiếc – một cho Hạm đội Baltic Nga và một cho Hạm đội Thái bình dương Nga. Việc chế tạo được dự định bắt đầu từ năm 2010, và kết thúc sau khoảng 6 năm.
Một đoạn video clip dài 3 phút 44 giây ghi lại cảnh một con tàu của Việt Nam đuổi tàu hải giám của Trung Quốc được tung lên trang youtube hôm 6 tháng 11, mà người ta không rõ nó được quay vào khi nào và ở địa điểm nào trên biển Đông.

Nội dung của đoạn phim không cho biết chiếc tàu của Việt Nam thuộc lực lượng nào, hải quân hay cảnh sát biển, và trên tàu không thấy trang bị vũ khí. Nhưng tàu Trung Quốc thì thấy rất rõ hàng chữ 'China Marine Surveillance', tức tàu hải giám Trung Quốc.

Trong đoạn phim, có thể nghe rất rõ tiếng người Việt Nam trên con tàu mà người quay phim đứng, có vẻ đoạn phim được quay bằng điện thoại di động.

Có thể nghe được tiếng người trên tàu Việt Nam ra lệnh 'bám chắc vào", 'mặc quần áo vào'... khi hai tàu đuổi nhau và mạn trái tàu Việt Nam áp sát vào mạn bên phải của tàu hải giám Trung Quốc rồi đụng nhau một cú thật mạnh vào lúc 1 phút 47 giây trong đoạn phim.

Sau khi đụng nhau, hai chiếc tàu cùng rồ máy, kè nhau trong khoảng 2 phút nữa. Có thể thấy mạn bên phải của tàu Trung Quốc trầy từng vết lớn.



Tàu hộ tống thuộc dự án 11661 Gepard-3.9, đóng cho Việt Nam đã khởi hành từ nhà máy ở Kronshtat tới Baltic để tiến hành các thử nghiệm bắt buộc.

Đây là lần thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức bàn giao cho Việt Nam. Theo thông tin từ nhà sản xuất, đợt kiểm tra cuối cùng này sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày, bao gồm các thử nghiệm bắn đạn thật và tinh chỉnh hệ thống lần cuối.
Tàu sân bay "thời buổi khó"

Theo báo Nga, gần đây một số nước đã thay đổi lập trường về tàu sân bay, các cường quốc tàu sân bay truyền thống đã lần lượt tuyên bố kế hoạch cắt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, Mỹ thừa hạm đội tàu sân bay. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cũng nói sẽ cắt giảm số lượng tàu sân bay.

Do áp lực tài chính, Anh sẽ chỉ chế tạo 1 tàu sân bay lớp Nữ hoàng Elizabeth thay cho 2 chiếc theo kế hoạch ban đầu. Xu thế này ở các nước Âu-Mỹ hiện vẫn có khả năng tiếp tục tăng lên.

a
Tàu sân bay hạng nhẹ HTMS Chakri Naruebet của hải quân Hoàng gia Thái Lan mua từ Tây Ban Nha.

Nhưng các nước phát triển công nghiệp khác như Nhật Bản có thể quyết định chế tạo hoặc mua tàu sân bay trước năm 2020, hoặc tàu chiến cỡ lớn có thể mang theo máy bay tiêm kích. Một trong những nhân tố chính quyết định tới chính sách tàu sân bay của Nhật Bản là do Trung Quốc phát triển tàu sân bay.

Mặt khác, với đà phát triển kinh tế nhanh, các nước châu Á và Mỹ Latinh đang có khát vọng xây dựng hạm đội tàu sân bay.

Trước năm 2020, Ấn Độ sẽ có ít nhất 2 tàu sân bay mới, gồm tàu Vikramaditya và tàu sân bay nội địa, thậm chí là 2 tàu sân bay nội địa. Như vậy, Ấn Độ sẽ có 3 tàu sân bay. Vì vậy, có thể dự đoán, bên cạnh 45 chiếc MiG-29K đã mua bổ sung, họ có thể sẽ tiếp tục mua ít nhất 20-25 máy bay loại này.

Hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ. Nếu Việt Nam duy trì đà phát triển kinh tế hiện nay, sở hữu tàu sân bay là điều có thể.
Hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ. Nếu Việt Nam duy trì đà phát triển kinh tế hiện nay, sở hữu tàu sân bay là điều có thể.

Việt Nam có thể sở hữu tàu sân bay

Tạp chí Nga cho biết, kinh tế, công nghiệp và công nghệ quân sự của Trung Quốc tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ là một trong những nhân tố chính quyết định việc xây dựng quân sự của đa số các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chẳng hạn, Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng. Trước đây trình độ vũ khí trang bị của Việt Nam thuộc cấp tàu tên lửa, song hiện nay Việt Nam đã bắt đầu mua tàu chiến tương đối lớn cấp độ tàu khu trục, hơn nữa còn mua 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là Việt Nam chuẩn bị xây dựng lực lượng mới cho hải quân, cho dù kế hoạch đầy tham vọng này rất khó hoàn thành thuận lợi, hơn nữa phải trả giá đắt.

a
Đầu thế kỷ 21, Việt Nam chỉ mua của Nga vũ khí trang bị trị giá hơn 100 triệu USD/năm, đến năm 2005 đã tăng lên 300 triệu USD, năm 2010 lên tới 1 tỷ USD.

Trong 10 năm gần đây, Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường khả năng công nghệ quân sự và khoa học kỹ thuật. Đầu thế kỷ 21, Việt Nam chỉ mua của Nga vũ khí trang bị trị giá hơn 100 triệu USD/năm, đến năm 2005 đã tăng lên 300 triệu USD, năm 2010 lên tới 1 tỷ USD.

Hiện nay, phương hướng trọng điểm của quân đội Việt Nam là tiến hành hiện đại hóa hải quân, mua 2 tàu khu trục Cheetah 3.9, 12 tàu tên lửa lớp Lightning (Tia chớp) 12418, nhiều hệ thống chống tên lửa ven biển Fortress (Pháo đài) và 6 tàu ngầm lớp Kilo.

Hơn nữa, cuối năm 2010, Việt Nam, Malaysia và Indonesia đã bắt đầu tích cực nghiên cứu vấn đề xây dựng hạm đội tàu sân bay. Thái Lan đã sớm sở hữu một chiếc tàu sân bay hạng nhẹ từ năm 1996.

Nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hiện nay, sở hữu tàu sân bay là điều có thể. Malaysia cũng có thể mua tàu sân bay cỡ vừa và nhỏ của Italia hoặc Tây Ban Nha, lượng choán nước từ 20.000-25.000 tấn, mang theo 10 máy bay tiêm kích.

Trong tình hình đó, khi lựa chọn mua máy bay cho tàu sân bay, rất có khả năng các nước này sẽ lựa chọn MiG-29K. Bởi vì, về giá cả hay tính năng kỹ thuật, MiG-29K đều phù hợp với các nước Đông Nam Á.
Hơn nữa, Công ty MiG bảo đảm sẽ không ngừng nâng cấp hiện đại hóa những máy bay này, đây cũng là một nhân tố quan trọng cho sự lựa chọn của khách hàng, chương trình nâng cấp chủ yếu bao gồm lắp ráp radar mảng chủ động, tăng cường tính năng động cơ, tiếp tục giảm đặc trưng bức xạ hồng ngoại và radar, nâng cao tính năng tàng hình.

Lưu ý: Các chương trình diệt virus sẽ báo đây là Trojan
1. Kiểm tra mạch kích nguồn: 
- Đa số main đều không cần CPU (trừ một số main INTEL là bắt buộc phải có CPU mới kích được nguồn).
- Nếu kích nguồn không được thử tháo giắc 12V (4pin) ra kích thử nếu được thì vấn đề 100% nằm ở mạch VRM bị chạm chập.
- Kích ép: nếu lỗi chỉ là mosfet đảo hay gì đó nhẹ, kíc ép sẽ chạy bình thường. Kích ép mà cũng không được thì chạm chập nặng rồi đó.
- Đo 5V (hoặc 2v5–>5V) tại pin PS-ON. Nếu mất: Dò Pin PS-ON -> Chip NAM hay SIO. Vào thằng nào đập thằng đó. (Nếu chip NAM thì kiểm nguồn và thay thử thạch anh của chip nữa nhé)
- Dò mosfet đảo (hoặc IC đảo): chân xanh -> (qua) cổng đảo (hay trực tiếp)-> SIO ; Đập cổng đảo hoặc SIO.
Hư hỏng chính: chết mosfet đảo, lỗi SIO, lỗi chip NAM.
2. Xung clock: sẽ chạy ngay khi kích được nguồn mà chưa cần cắm CPU, Kiểm tra CLK và sửa ngay bước 2 này. Thường chỉ khò lại, thay thạch anh và thay IC clock là hết bài.
3. Kiểm tra các mức nguồn:
- Vcore; mạch VRM <– Quan trọng và dài dòng nên không nêu thêm.
- Nguồn RAM <– Quan trọng thứ 2 sau Vcore.
- Nguồn chipset NAM, BẮC, AGP <– Quan trọng thứ 3 nhất là pan nóng chip do nguồn cấp cho chip sai.
4. Xung reset:
- Thường thì xong việc kiểm tra nguồn thì phải có reset nếu không chỉ còn chip NAM. Hấp, đá, làm lại chân hoặc thay.
5. Đủ tất cả mà vẫn không boot, card test chưa chạy:
- Chỉ còn socket CPU và chip Bắc <– Lỗi này 10 cao thủ chết hết 10
- Phải đập socket trước (tháo nắp vệ sinh, hấp socket…)
- Kế đó đập chip Bắc (Hấp, đá, làm lại chân, thay) <– Cực và khó nhất (chủ yếu do thiếu tool).
lga775install_socket
6. BIOS: 
- Thực ra pan bios chỉ nằm cuối cùng thôi nhưng vì bước 5 thì quá chua nên mọi người hay làm bước 6 này trước “hy vọng” chụp mũ được.
Kết luận:
- Khá nhiều người vướng bước 5. smile.gif Đành chịu hết bài rồi thì trả thôi. Mình thua đem ra thằng khác cũng thua thôi đừng lo trừ phi chổ nào đủ tool và đủ điều kiện làm. Nói thiệt làm ban bước 5 này chua hơn giấm. Chừng ế hàng thì mới chịu làm chứ không thì smile.gif .
- Trên đây là “bài bản” để xử lý những bệnh “bình thường” của mainboard thôi. những bệnh lạ dạng “khùng khùng”, “chập chờn”, “khó hiểu”… thì để dành cho mọi người tự nghiên cứu (mò đó mà).
- Trên nguyên tắc là còn biết cách nào thử được thì cứ thử.
- Những “chiêu” nhỏ nhặt như tháo pin, clear cmos (đôi khi khách làm mất cái jum CLR CMOS cũng làm main không chạy). Tháo bios ra khỏi socket cạo sạch chân hay “tắm” với “ô mô”, thậm chí chỉ đứt mạch môt chút xíu… thì những người thợ “có kinh ngiệm” đều đã làm rồi nên tôi không nhắc làm gì.
I. Cắm nguồn vào main và đo (chưa kích nguồn đầu nhé):
1. Dây tím phải đủ 5V: thiếu thì phải kiểm tra bộ nguồn rời coi OK chưa, nếu nguồn rời OK mà cắm vào main bị sụt áp thì coi chừng chạm tải đâu đó: thường là Chip NAM, LAN, Sound, SIO…
2. Dây xanh lá phải có 5V (hoặc 2v5 đến ~5v) : chân nào không quan trọng nhưng nếu cắm nguồn vô mà không có 5V thì cũng mệt. Vì nó = 0V thì nguồn phải chạy, mà chưa kích công tắc mà nguồn chạy <– Lỗi tự kích nguồn.
3. Chân A14 khe PCI phải có 3V3:

Đây là chân nguồn cấp trước 3v3 cho chipset Nam, mất 3v3 này thì chip Nam không hoạt động và chắc chắng sẽ không kích được nguồn. Mất 3V3 này thường do chết IC 1117 hoặc chạm, chết chip Nam.
4. Chân kích nguồn ps_on phải có 5V:

Khi đã có 3v3, thạch anh 32Mhz OK thì chip Nam sẽ cấp trực tiếp (hoặc thông qua SIO) 5V kích cho 1 chân của nút công tắt (câu ra mặt thùng CPU) PS_ON. Mất 5V kích này thường do lỗi SIO hoặc chip Nam.
II. Kích nguồn: <– Kích không được nguồn thì kiểm kỹ lại các bước trên và tự kết luận main hư gì nhé.
III. Kích nguồn, quạt quay, máy không boot, không lên hình, đo tiếp:
1. Đo Nguồn RAM:
DDR1: Chân số 7 hoặc chân 143 như hình phải có 2V5:
DDR2: Phải có 1V8
DDR3: Chân 51 phải có 1V5
Nếu mất nguồn RAM thường do chết FET hoặc chết IC giao động nguồn RAM.
2. Đo nguồn BUS RAM (VTT) phải có 1V25 cho DDR1
Mất nguồn Bus Ram dẫn đến: không cắm RAM thì kêu tit tit, cắm RAM vào im re nhưng cũng không chạy (như dạng lỗi chip Bắc).
Nếu không có dãy điện trở thì đo chân 2, 4, 6 của DDR1 nhé.
3. Nguồn chipset (có khi chung nguồn AGP/PCIx):
Đo chân S các mosfet công suất khu vực giữa 2 chipset phải có 1V5.
Nếu mất nguồn này khi kích nguồn chipset lập tức nóng rang (thậm chí nóng đến chết tươi luôn).
4. Nguồn Vcore cấp cho CPU:
Đo tại chân các cuộn dây giống nhau xung socket gắn CPU: phải có từ 1v1 ~ 1v8
Mất nguồn này CPU sẽ lạnh tanh và chắc chắn mainboard không chạy.
Nếu chỉ dùng VOM thì đến đây là kết thúc. Chúc các vọc sỹ thành công chuẩn đoán bệnh mainboard với VOM.
(Sưu tầm)
Thứ tự sửa nguồn ATX:
  1. Mạnh lọc nhiễu AC và chỉnh lưu: 220VAC -> 310VDC là OK
  2. Mạch nguồn cấp trước: 5V tím và xanh lá là OK
  3. Mạch nguồn chính: Tất cả các đường nguồn
  4. Chất lượng mạch nguồn chính: Nguồn ra Quá thấp, quá cao hoặc có tải thì sụt áp.
Nếu đã có cấp trước 5V dây tím và dây công tắc xanh lá thì coi như xong bưới 2. Nếu kích nguồn vẫn không chạy thì do các 1 hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:
  1. IC giao động (494/7500) lỗi
  2. IC bảo vệ lỗi (339/393)
  3. Transistor driver (nhí C945/C1815) lỗi
  4. Transistor công suất hở mạch, đứt mối nối hoặc lỗi
mach_daodonghai-ic
Các mức nguồn khi chưa kích PS_ON: Dây xanh lá cây = 5V.
dienap_stanby
Và các mức điện áp khi đã chập dây xanh lá xuống mass
dienap-run
Lúc này chân số 4 = 0V và chân số 14 = 5V
icdaodong
Thứ tự kiểm tra:
  1. Kiểm tra nguồn 12V cấp cho chân 12 của IC giao động.
  2. Kiểm tra 5Vref chân số 14.
  3. Tháo 2 transistor công suất ra để đo rời, nếu đứt hoặc chập thì thay tương đương bằng các con sau: C4242, C2335, E13007… nên dùng 1 cặp giống nhau nhé.
  4. Tháo 2 transistor driver nhí C945 hoặc C1815 đo rời (2 con này thay thế cho nhau đều được)
  5. Thay thử IC giao động  (494 và 7500 đều thay cho nhau được)
  6. Thay thử IC bảo vệ (phải đúng 339 hoặc 393 nhé)
(Sưu tầm)