Minh Trí
Home
Health
Submenu 1.1
Submenu 1.2
Submenu 1.3
Submenu 1.4
Submenu 1.5
Submenu 1.6
Education
Submenu 2.1
Submenu 2.2
Submenu 2.3
Submenu 2.4
Submenu 2.5
Submenu 2.6
Science
Submenu 3.1
Submenu 3.2
Submenu 3.3
Submenu 3.4
Submenu 3.5
Submenu 3.6
Travel
Submenu 4.1
Submenu 4.2
Submenu 4.3
Submenu 4.4
Submenu 4.5
Submenu 4.6
Business
Submenu 5.1
Submenu 5.2
Submenu 5.3
Submenu 5.4
Submenu 5.5
Submenu 5.6
Entertainment
Submenu 6.1
Submenu 6.2
Submenu 6.3
Submenu 6.4
Submenu 6.5
Submenu 6.6
Technology
Submenu 7.1
Submenu 7.2
Submenu 7.3
Submenu 7.4
Submenu 7.5
Submenu 7.6
Games
Submenu 8.1
Submenu 8.2
Submenu 8.3
Submenu 8.4
Submenu 8.5
Submenu 8.6
Đây là bản đã Cr@ck sẵn, chỉ 1 click là tự động cài đặt, bạn không cần làm gì thêm nữa.
Link download
Related Pots
Link download
Đây là file ghost chạy trên Dos, dùng ghost được cho Windows 7
Related Pots
Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam
là một loạt các chiến dịch quân sự do
Việt Nam
tiến hành nhằm trả đũa các hoạt động quân sự của quân
Khmer Đỏ
tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978.
Bối cảnh
Sau
Chiến tranh Việt Nam, Việt
Nam
và
Campuchia
xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tranh chấp và xung đột biên giới xẩy ra liên tục trong các năm
1977
và
1978, nhưng cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi Sài Gòn thất thủ. Ngày
4 tháng 5
năm
1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo
Phú Quốc, sáu ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo
Thổ Chu
[7]
. Tức giận vì hành vi gây hấn của Khmer Đỏ, Hà Nội phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở Phú Quốc làm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam
mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt
Nam
và
Trung Quốc
đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Campuchia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ
[8]
.
Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập qui mô lớn vào Việt
Nam
. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1977, quân chính qui Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh
An Giang
và tàn sát một số lớn dân thường. Cuộc tấn công thứ hai diễn ra vào ngày 25 tháng 9 cùng năm, lần này 4 sư đoàn quân Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích
[9]
. Để trả đũa, ngày
31 tháng 12
năm1977, sáu sư đoàn
Quân đội Nhân dân Việt Nam
đánh vào sâu trong đất Campuchia đến tận
Neak Luong
rồi mới rút lui từ ngày 5 tháng 1 năm 1978, mang theo một số nhân vật quan trọng bên phía Campuchia, trong đó có cả
Thủ tướngtương lai
Hun Sen. Cuộc tấn công này được xem là lời "cảnh cáo" cho Khmer Đỏ. Phía Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng
Pol Pot
từ chối, và giao tranh tiếp diễn.
Ngày
1 tháng 2
năm
1978, Trung ương Đảng Cộng sản của
Pol Pot
họp bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Trong nghị quyết của họ có ghi: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu
[10]
người Việt Nam"
[11]
. Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15-20 km.
Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã thực hiện thảm sát đối với người Việt Nam, một ví dụ là
vụ thảm sát Ba Chúc
vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại. Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.
[12]
Việt Nam cố gắng giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao, nhưng Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc không chịu làm trung gian hòa giải, còn Liên Hợp Quốc không có biện pháp gì phản hồi lại các phản đối của chính quyền Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ.
[13]
Việt Nam phải chuyển sang sử dụng vũ lực để giải quyết cuộc xung đột.
Từ tháng 12 năm 1977 đến 14 tháng 6 năm 1978, theo số liệu không chính thức từ một nhà nghiên cứu hải ngoại, phía Việt Nam bị thương vong 30.642 bộ đội, trong đó số chết là 6902 người. Hơn 30 vạn người phải tản cư về phía sau, bỏ hoang 6 vạn ha đất sản xuất. Còn theo cuốn "Cuộc chiến tranh bắt buộc" của Đại tá QĐNDVN Nguyễn Văn Hồng, có thể ước lượng Việt Nam bị thương vong 8.500 bộ đội, trong đó số chết là gần 3.000 người
[14]
.
Ngày
13 tháng 12
năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của
Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000 đến 60.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào
Bến Sỏi
với mục tiêu chiếm
thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào
Hồng Ngự
(Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực
Bảy Núi
(An Giang), 1 sư đoàn đánh
Trà Phô,
Trà Tiến
(Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với
người Việt, như đã làm với
người Khmer.
Quân đội Việt
Nam
đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồng thời tiêu hao sinh lực của quân Khmer đỏ. Các hướng tiến quân của Khmer Đỏ bị chặn lại và không thể phát triển được. Ngoại trừ
Hà Tiên
bị chiếm giữ trong thời gian ngắn, không một thị xã nào của Việt
Nam
bị chiếm. Theo thống kê từ Việt Nam, từ tháng 6-1977 đến tháng 12-1978, họ đã tiêu diệt 38.563 quân Khmer đỏ, bắt sống 5.800 lính khác
[15]
. Theo
Tạp chí Time, quân Việt Nam tiến hành các cuộc không kích và giao tranh trên bộ, đánh vào các đơn vị quân Khmer Đỏ dọc biên giới nhằm làm suy yếu quân Khmer Đỏ trước khi quân Việt Nam bắt đầu chiến dịch đã tiêu diệt khoảng 17 ngàn quân Khmer Đỏ.
Lực lượng hai bên
Việt
Nam
[17]
Chỉ huy trực tiếp chiến dịch là tướng
Lê Trọng Tấn, lực lượng được huy động bao gồm:
§
Quân đoàn 2 của thượng tướng
Nguyễn Hữu An, chính ủy Lê Linh, gồm các Sư đoàn
304,
325, được bổ sung Trung đoàn bộ binh 8, cũng từ
Tịnh Biên
(An Giang
-
Hà Tiên) đánh theo hướng tây để hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về
Phnom Penh, chiếm
Kampot
và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia. Sư đoàn 306 mới thành lập không kịp tham gia chiến dịch vì chưa hoàn thành công tác huấn luyện
[18]
. Cũng như tại mặt trận Tây Ninh, tại An Giang, quân Việt Nam cũng chia quân tấn công hai hướng. Hướng thứ nhất theo
Quốc lộ 2
tiến về hướng Bắc đánh về
Phnom Penh
. Hướng thứ hai tiến theo duyên hải về hướng Tây đánh chiếm hải cảng
Kompong Som, Sư đoàn 304 được dùng làm trừ bị, cố thể được dùng tăng cường trong trường hợp Quân đoàn 4 tấn công Phnom Penh gặp khó khăn.
§
Quân đoàn 3 của tướng
Kim Tuấn, gồm các Sư đoàn
10,
31,
320, được bổ sung
Sư đoàn 302, đánh từ Tây Ninh, vượt qua
tỉnh Kampong Cham
đến sông
Mê Kông
và vùng lãnh thổ đông bắc Campuchia.
§
Quân đoàn 4 của thượng tướng
Hoàng Cầm, gồm các Sư đoàn 7, 9, 341, được bổ sung thêm Sư đoàn 2, cùng Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh và 3 tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam (UFNSK), hướng tấn công từ hướng tây và tây nam Tây Ninh, sau khi đã tái chiếm những vị trị trên tỉnh lộ 13, theo đường 1 qua
tỉnh Svay Rieng
nhắm đánh bến
phà
chiến lược
Neak Luongđể đến
Phnom Penh.
§
Quân khu 5: gồm hai Sư đoàn 307, 309 và Lữ đoàn đặc công 198, đánh từ
Pleiku
theo đường 19 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở Đông Bắc Campuchia.
§
Quân khu 7: gồm hai Sư đoàn 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117, được tăng cường thêm một số đơn vị của Quân đoàn 3 như Lữ đoàn 12 thiết giáp, những trung đoàn chủ lực các tỉnh
Tây Ninh,
Long An,
Sông Bé, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, Trung đoàn công binh E25 QK7 (gồm các tiểu đoàn D739 cầu đường trong đó tiểu đoàn D739 gồm các đại đội C10, C11, C12, D278 bom mìn, D98 xe máy, D741 cầu phà), 3 tiểu đoàn Khmer UFNSK từ phía bắc tỉnh Tây Ninh và khu căn cứ của UFNSK quanh
Snuol
tiến quân dọc theo
Quốc lộ 13
và
Quốc lộ 7
đánh chiếm
Kratié
và Kampong Cham.
§
Quân khu 9: gồm các Sư đoàn 4, 330, 339, tấn công từ khu vực Tịnh Biên ở hướng Bắc, qua tỉnh
Ta Keo, hướng về
Phnom Penh
§
Lực lượng đổ bộ đường biển gồm Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 đổ bộ vào vùng duyên hải Đông Nam Campuchia để chiếm
Ream
và cảng
Sihanoukville
trên bán đảo
Kampong Som.
§
Đoàn 901 không quân: gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay
F-5,
A-37, máy bay trực thăng
UH-1, máy bay vận tải
C-130,
C-119,
C-47, và một phân đội
[19]
MiG-21
từ Trung đoàn 921.
Các sư đoàn Việt Nam đều có các đơn vị cơ hữu
thiết giáp,
pháo binh,
pháo phòng không
và một lữ đoàn
công binh. Theo phía Việt Nam, có 10.000 - 15.000 quân UFNSK tham gia chiến dịch, tuy nhiên theo các phân tích viên quốc tế, đây là con số phóng đại, chỉ có chừng vài trăm quân UFNSK trực tiếp tham gia chiến dịch, còn lại đại bộ phận làm công tác liên lạc, đảm bảo hậu cần, phiên dịch...
Campuchia
Theo phía Việt Nam, lực lượng Khmer Đỏ gồm có 19 sư đoàn, theo tác giả Steven Heder, quân Khmer Đỏ gồm chừng 15 sư đoàn. Các sư đoàn này được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc, được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín, nhưng các sư đoàn này cũng đã bị nhiều hao tổn trong những lần giao tranh trước, và quân số mỗi sư đoàn chỉ chừng dưới 4.000 người, gần bằng nửa quân số của sư đoàn Việt Nam.
Các sư đoàn: 164, 170, 290, 310, 450, 703, 801, 902
§
Một số máy bay chiến đấu
T-28.
§
Một phân đội
MiG-19
do Trung Quốc sản xuất, số Mig-19 này không kịp tham chiến vì không có phi công và rơi vào tay quân Việt
Nam
khi họ chiếm
Phnom Penh
[20]
§
Một sư đoàn
thủy quân lục chiến
§
Một sư đoàn
hải quân
§
Một sư đoàn
không quân, nhưng chiến đấu như
bộ binh
khi giao tranh nổ ra.
§
Nhiều đơn vị xe tăng và trọng pháo.
Chiến dịch phản công
Diễn biến chiến dịch
Tới đầu tháng 12 năm 1978, quân đội Việt Nam được hỗ trợ bởi một số tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam đã kiểm soát một vùng đệm dọc biên giới trong lãnh thổ Campuchia, từ
Mimot
đến
Snuol
ở các tỉnh Kampong Cham và Kratié
[21]
. Ở phía Bắc, quân Việt
Nam
cũng kiểm soát một vùng rộng thuộc lãnh thổ Campuchia dọc theo đường 19
[22]
. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, sau khi được tăng viện, với 80.000 quân, quân đội Việt Nam đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Sư đoàn 2 cùng trung đoàn chủ lực tỉnh Tây Ninh mở cuộc tấn công nhằm đánh bật các Trung đoàn 23 thuộc Sư đoàn 304 và Trung đoàn 13 thuộc Sư đoàn 221 của Campuchia ra khỏi các vị trí dọc theo tỉnh lộ 13 sát biên giới. Tuy nhiên chiến cuộc chưa chấm dứt, quân đội Việt
Nam
quyết định mở cuộc tấn công phòng ngừa vào Campuchia.
Đánh chiếm bờ đông sông Mekông
Chiến dịch biên giới Tây
Nam
12/1978 - 1/1979
Sau khi đánh tan sức kháng cự của quân Khmer Đỏ, các lực lượng Việt Nam thuộc Quân khu 5 nhanh chóng hành tiến theo đường 19, sư đoàn 309 quét sạch
tỉnh Ratanakiri, phía Bắc
tỉnh Mondolkiri
và tiến vào phía Bắc
tỉnh Stung Treng. Sư đoàn 307 tiến theo đường 19, dùng cầu phao vượt
sông Srepok
và sông
Mekong
. Tới ngày 1 tháng 1 năm 1979, lực lượng Quân khu 5 tiến dọc sông Mekong chiếm được Stung Treng.
Cùng thời gian, Sư đoàn 5 thuộc Quân khu 7 tiến từ hướng đông, cùng Sư đoàn 303 tiến theo hướng tây bắc từ Snuol cùng đánh vào Kratié do Sư đoàn 260 và 2 trung đoàn địa phương của đặc khu 505 phòng thủ. Các sư đoàn này gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ phía quân Khmer Đỏ. Trong cuộc tiến quân, hai Tiểu đoàn 1 và 2 Trung đoàn 316 Sư đoàn 303 bị tập kích bất ngờ nên bị tiêu diệt. Trung đoàn này, cũng như Trung đoàn 33, sau một tháng hành quân, quân số hao hụt mất một nửa
[23]
. Các đơn vị quân Khmer Đỏ tấn công Sư đoàn 303 gây nhiều tổn thất và suýt chiếm được sở chỉ huy sư đoàn. Tuy nhiên, sau khi không chặn được quân Việt Nam, quân Khmer Đỏ phải rút lui, và tới ngày 29 tháng 12, thành phố
Kratié
rơi vào tay quân đội Việt Nam. Cùng lúc, Sư đoàn 302 tiến về phía Tây đã chiếm được Kampong Cham. Sau đó, hai Sư đoàn 302 và 303 cùng quay lại đánh chiếm thị xã
Chhlong
do Sư đoàn 603 Khmer Đỏ chống giữ. Ngày 4 tháng 1, họ chiếm được Chhlong. Kể từ lúc đó, toàn bộ lãnh thổ Campuchia ở phía đông sông
Mekong
coi như bị mất.
Sáng ngày 31 tháng 12, được pháo binh bắn yểm trợ, xe tăng và bộ binh Quân đoàn 3 Việt Nam tiến công và nhanh chóng đánh tan 5 sư đoàn quân Khmer Đỏ trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo biên giới ở tỉnh Kampong Cham. Tới cuối ngày, trừ sở chỉ huy quân Khmer Đỏ, toàn bộ các cứ điểm còn lại thất thủ, quân Khmer Đỏ rút chạy về thị trấn Kampong Cham ở bờ tây sông Mekong, bị quân Việt Nam truy kích ráo riết.
Không quân Việt Nam cũng tham chiến, tấn công vào tuyến phòng thủ của Khmer Đỏ và ném bom phá hủy một sân bay mà từ đó máy bayT-28
Khmer Đỏ xuất kích ném bom vào các toán quân tiền phương Việt Nam. Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, sau khi tập hợp lại lực lượng, Quân đoàn 3 đánh chiếm sở chỉ huy Khmer Đỏ sau một giờ giao chiến quyết liệt. Tướng Kim Tuấn hạ lệnh cho các đơn vị dưới quyền truy quét và tiêu diệt các lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại. Tới ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 320 đã tiến tới bờ đông của bến phà Kampong Cham bên bờ sông Mekong. Tại đây sư đoàn dừng lại, rồi dùng 2 đại đội
xe bọc thép
mở đường, đánh về phía nam chiếm thủ phủ
tỉnh Prey Veng.
Trong thời gian đó, ngày
28 tháng 12, ở hạ lưu
đồng bằng sông Mekong, lực lượng Khmer Đỏ thuộc Quân khu Đông Nam mở cuộc tấn công phòng ngừa dọc biên giới. Quân Khmer Đỏ tiêu diệt một số đơn vị Quân khu 9 bảo vệ biên giới và chiếm một vùng rộng lãnh thổ Việt Nam dọc theo
kênh Vĩnh Tế. Cuộc tấn công này làm cho tình hình Quân đoàn 2 của tướng
Nguyễn Hữu An
trở nên rất khó khăn. Quân Khmer Đỏ đã chiếm được khu vực đầu cầu mà Quân đoàn 2 và lực lượng Quân khu 9 định dùng để tiến vào Campuchia, đồng thời giành được một chiến lũy tự nhiên cản đường tiến của quân Việt Nam.
Sau khi nhận được sự chấp thuận từ Bộ chỉ huy, sáng ngày 31 tháng 12, sư đoàn 4 của Quân khu 9 và Trung đoàn 9 của Sư đoàn 304 phối thuộc mở cuộc phản công. Sau 24 giờ giao tranh kịch liệt, quân Việt
Nam
đã đánh lui quân Khmer Đỏ khỏi bờ tây
kênh Vĩnh Tế. Chiều ngày 1 tháng 1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia. Tới trưa ngày 3 tháng 1, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đã tiêu diệt hoặc đánh tan tất cả các lực lượng Khmer Đỏ ở hạ lưu sông Mekong dọc biên giới. Sở chỉ huy Quân khu Tây
Nam
của Khmer Đỏ phải rút về
Takéo.
Sau ba ngày tấn công, tại hướng chủ yếu Tây Ninh, Quân đoàn 4 với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp... quân Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí
Năm Căn,
Hòa Hội
dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về thành lập một tuyến phòng thủ mới tại
Svay Rieng, tập trung ở cầu Don So.
Được 15 xe tăng và xe bọc thép mở đường, cùng với pháo 105mm, 155mm
[24]
bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tuy nhiên sau hai ngày giao chiến với nhiều tổn thất, Sư đoàn 7 vẫn chưa chọc thủng được tuyến phòng phủ của Khmer Đỏ. Tới đêm ngày 1 tháng 1, tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận.
Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị đánh thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần, hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hoả lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều, nên quân Khmer Đỏ bị tan rã. Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân Khmer Đỏ phải rút về
Prey Veng
và
Neak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.
Tới ngày
2 tháng 1
năm 1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục
đường số 1,
7
và
2
ở lối vàoPhnom Penh. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông
Mekong
. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.
Đánh chiếm
Phnom Penh
Ngày 6 tháng 1, các đơn vị Việt
Nam
vượt sông
Mekong
qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham. Chín sư đoàn quân Việt Nam làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh từ phía Đông Nam và phía Bắc: Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 di chuyển theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc. Một toán
đặc công
nhảy dù xuống Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân
Sihanouk, nhưng bị Khmer Đỏ phát hiện và tiêu diệt hết, chỉ duy nhất một người sống sót.
Tại Kompong Cham, Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn cũng giao tranh quyết liệt với quân Khmer Đỏ để vượt sông. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong với nhiều ổ
súng máy,
súng cối
bắn trùm lên mặt sông để ngăn thuyền chở quân Việt Nam đổ bộ. Xa hơn một chút, quân Khmer Đỏ bố trí xe tăng, xe bọc thép, pháo 105mm, 122mm và 155mm để bắn vào quân Việt Nam đang tập trung ở bờ đông sông Mekong. Đêm ngày 5 tháng 1, một toán quân gồm lính trinh sát, công binh và bộ binh định vượt qua bờ sông chiếm một đầu cầu nhỏ, nhưng quân Khmer Đỏ đánh bật họ lại. Tướng Kim Tuấn quyết định dùng hỏa lực áp đảo bắn vào trận địa phòng thủ của quân Khmer Đỏ, rồi cho thả khói mù, dùng thuyền chuyển quân sang bờ tây. Mặc dù rất nhiều thuyền bị trúng đạn của quân Khmer Đỏ, Quân đoàn 3 cuối cùng cũng đã thiết lập được một đầu cầu. Một đại đội xe lội nước vượt sông và tỏa ra để đánh vào thị trấn; hai tiểu đoàn bộ binh cũng vượt được sông, đến 8:30 sáng, Kampong Cham thất thủ.
Ngay trong sáng ngày 6 tháng 1, lực lượng đột kích
Phnom Penh
, gồm Trung đoàn 28 của Sư đoàn 10 và các đơn vị phối thuộc, dẫn đầu bởi 6
xe lội nước
và một số xe thiết giáp
M-113
vượt sông, tổng cộng lực lượng lên đến 120 xe quân sự. Lực lượng đột kích vừa hành quân vừa giao chiến với các ổ phục kích của quân Khmer Đỏ, tới chiều tối đã tới bờ sông
Tongle Sap
và tổ chức đánh vượt sông để tiến vào Phnom Penh
[25]
.
Trong khi đó, ngày 6 tháng 1 năm 1979, những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 7 Quân đoàn 4 được một tiểu đoàn UFNSK hỗ trợ chiếm được bờ phía đông của bến phà Neak Luong. Quân Campuchia trong khi rút lui vội vã đã không kịp thiết lập công sự phòng thủ. Trong đêm, cách bến phà khoảng hai cây số về phía nam, Trung đoàn 113 cùng Trung đoàn 14 của Sư đoàn 7 được tàu đổ bộ đưa sang bên kia sông, tiến chiếm bờ phía tây của bến phà. Ngày 7 tháng 1, toàn bộ đội hình Quân đoàn 4 tiến hành vượt sông. Do sự tan rã nhanh chóng của lực lượng phòng thủ biên giới và sự chủ quan của Pol Pot, quân đội Việt
Nam
tiến vào
Phnom Penh
từ Neak Luong mà không gặp sức chống cự đáng kể nào. Trưa ngày 4 tháng 1, Quân đoàn 4 đã có thể bắt tay với Quân đoàn 3 ở ngoại ô phía bắc Phnom Pênh. Tuy nhiên Quân đoàn 3 đã đến muộn, không kịp chặn đường Chính phủ Polpot rút chạy khỏi
Phnom Penh
.
Việc quân Việt
Nam
tiến quá nhanh khiến cho Khmer Đỏ chỉ kịp sơ tán bộ máy lãnh đạo.
Son Sen
chạy xuyên qua mặt trận ngược về phía Việt
Nam
để tập hợp tàn quân của các sư đoàn thuộc quân khu miền Đông. Pol Pot, Nuon Chea và Khieu Samphan được vài xe Jeep chở quân bảo vệ chạy về
Pursat. Ieng Sary chạy về Battambang trên một chuyến xe lửa đặc biệt chở vài trăm nhân viên Bộ ngoại giao. Việc rút lui khẩn khiến nhiều Bộ khác cùng hàng ngàn nhân viên không được thông báo về cuộc rút lui. Các chuyến xe tiếp theo sơ tán
Phnom Penh
bị tắc nghẽn bởi quá nhiều người tìm cách bỏ chạy. Như vậy với việc ban lãnh đạo sơ tán, khoảng 40 ngàn dân chúng và binh lính Khmer Đỏ tại Phnom Penh, cũng như các đơn vị quân phòng thủ các mục tiêu lân cận bị bỏ mặc tự thân vận động.
[26]
Ngày 7 tháng 1, quân Việt Nam chiếm
sân bay Kampong Chonang
và bắt được mười máy bay A-37, ba
C-123K, sáu
C-47, ba
Alouette IIIcùng một số T-28. Ngoài ra Khmer Đỏ cũng bỏ lại hàng trăm xe tăng và xe bọc thép, rất nhiều đạn dược và lương thực dự trữ chiến lược
[27]
mà họ không kịp mang theo.
Ngày
8 tháng 1, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia do
Heng Somrin
làm chủ tịch đã được thành lập với sự hậu thuẫn của Việt
Nam
.
Ở phía Bắc, các sư đoàn của Quân đoàn 3 cũng tiến xuống Phnom Penh, sau đó Sư đoàn 320 theo
quốc lộ 4
xuống bình định các tỉnh phía nam. Các sư đoàn còn lại theo các
quốc lộ 5
và
6
tiến về hướng Tây và hướng Bắc. Họ gặp sức chống cự đáng kể của quân Khmer Đỏ tạiBattambang
và
Siem Reap.
Hướng nam, Sihanoukville
Tại mặt trận phía nam, từ
An Giang, quân Việt Nam bắt đầu vượt biên giới vào ngày 3 tháng 1 năm 1979 và tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất, Sư đoàn 325 và Sư đoàn 8 tiến về phía Tây, dọc theo quốc lộ số 2. Ngày 5 tháng 1 năm 1979, trong khi lực lượng Quân khu 9 tiến đánh
Takéo, sư đoàn 325 bắt đầu hành tiến theo hướng Tây Bắc. Lực lượng Khmer Đỏ của Quân khu Tây Nam do
Ta Mok
chỉ huy khét tiếng cuồng tín đã chuẩn bị công sự phòng thủ ở
Tuk Meas
trên
đường 16, ở khoảng giữa biên giới và
Chhuk. Phải mất hai ngày giao chiến, Sư đoàn 325 mới có thể đánh tan tuyến phòng ngự của Khmer Đỏ và chiếm được khu vực Tuk Meas. Cùng lúc đó tướng Nguyễn Hữu An cũng tung Sư đoàn 8 theo hướng tây để đánh chiếm quận lỵ
Kampong Trach, nằm ở giao điểm với đường quốc lộ ven biển.
Nắm quyền chỉ huy trực tiếp trung đoàn xung kích 24, tướng Nguyễn Hữu An dẫn trung đoàn tiến từ Tuk Meas về Chhuk. Các quân xa của Việt Nam gồm xe tăng hạng nặng, xe tải và trọng pháo di chuyển khó khăn trên đường đất và ruộng lúa nên đã bị quân Khmer Đỏ phục kích phá hủy một số xe và pháo, sở chỉ huy của tướng An cũng bị tổn thất và tạm thời mất liên lạc với các lực lượng còn ở phía sau. Tới chiều ngày 7 tháng 1, lực lượng xung kích đã ra đến đường số 3, và trong quá trình tiến công đã đánh tan sư đoàn quân Khmer Đỏ phòng ngự Chhuk.
Trong hai ngày 4, 5 tháng 1 năm 1979, từ đảo Phú Quốc, hai phân đội Hải quân Việt Nam gồm một số tàu tuần tiễu loại lớn của Mỹ, hai tàu khu trục Petya của Nga, cùng nhiều tàu chiến nhỏ chuẩn bị chuyển Lữ đoàn Hải quân 101 và 126 đổ bộ. Hải quân cũng lập trận địa pháo 130mm ở mũi đảo Phú Quốc để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ.
Sẩm tối ngày 6 tháng 1, toán quân đặc công gồm 87 người bí mật đổ bộ và tấn công chiếm một trận địa pháo Khmer Đỏ bảo vệ bờ biển, cùng lúc, pháo 130mm bắt đầu bắn phá các vị trí quân Khmer Đỏ. Lập tức các thuyền tuần tiễu loại nhỏ của Khmer Đỏ xuất kích từ
quân cảng Ream
và các bến cảng nhỏ tấn công vào Hải quân Việt Nam. Sau một trận giao chiến trên biển, do có ưu thế về số lượng và hỏa lực, Hải quân Việt Nam đẩy lùi hoặc đánh chìm hầu hết các tàu Khmer Đỏ, nhưng một tàu của Việt Nam cũng bị trúng đạn, khiến nhiều thủy thủ bị thương vong
[28]
. Số
tàu phóng lôi
Khmer Đỏ chạy thoát khỏi cuộc hải chiến và các cuộc không kích của không quân Việt Nam, đến ngày 16 tháng 1 lại bị Hải quân Việt Nam chặn đánh trong
vịnh Thái Lan
và bị tiêu diệt gần hết.
Tối ngày 7 tháng 1, Lữ đoàn
hải quân đánh bộ
126 tiến hành đổ bộ ở chân
núi Bokor, nằm ở khoảng giữa
thị xã Kampot
và cảngSihanoukville. Lữ đoàn đổ bộ được toàn bộ 3 tiểu đoàn và số xe lội nước, xe bọc thép, nhưng do thủy triều lên cao, không có đủ chỗ triển khai đội hình, nên không đổ bộ được số xe tải, và đến tối, 3 tiểu đoàn nữa theo dự định cũng sẽ đổ bộ lại phải rút ra ngoài.
Theo kế hoạch, lực lượng Hải quân đánh bộ phải triển khai một lực lượng lớn, theo vùng ven biển đánh chiếm cùng lúc hai cây cầu quan trọng và giao điểm
Veal Renh
dẫn về
bán đảo Kampong Som. Tuy nhiên, một chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ do nóng vội, đã tập hợp tiểu đoàn của mình, chở trên 12 xe tăng và xe bọc thép tiến về Sihanoukville trước khi trời sáng. Đơn vị này bị một lực lượng lớn Khmer Đỏ vây đánh từ chiều, qua đêm đến suốt ngày hôm sau và cuối cùng bị tiêu diệt gần như hoàn toàn. Đến đêm ngày 7 tháng 1, Hải quân mới đổ bộ thêm được 3 tiểu đoàn của Lữ đoàn 126 và 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 101 lên bãi biển, nhưng số xe tải phải đến ngày 8 tháng 1 mới lên bờ được.
Sư đoàn 304 vốn được dùng làm dự bị để tham gia đánh về
Phnom Penh
, nhưng do Quân đoàn 3 và 4 đã đánh được
Phnom Penh
từ ngày 7 tháng 1, nên tướng An dùng sư đoàn này để nhanh chóng giải cứu lực lượng lính thủy đánh bộ và đánh chiếm Sihanoukville. Dẫn đầu bởi một đơn vị xe M-113, Trung đoàn 66 của sư đoàn, kế tiếp là Trung đoàn 9 hành quân suốt đêm ngày 9.
Ngày 9 tháng 1, Trung đoàn 66 sau khi gặp lực lượng Hải quân đánh bộ, chuẩn bị giao chiến: không lặp lại sai lầm của Hải quân, Trung đoàn 66 tổ chức chiếm cao điểm xung quanh thành phố trước khi phối hợp với hải quân đánh bộ đánh vào thành phố. Sau khi đánh tan được Sư đoàn 230 Campuchia, quân Việt
Nam
chiếm được
Kampot. Trung đoàn 9 không đến kịp vì một cây cầu sụp đổ khi xe tăng dẫn đầu trung đoàn đi qua. Khi Trung đoàn 9 và Lữ đoàn xe tăng 203 đến thành phố thì Kampot đã rơi vào tay quân Việt Nam, nên lực lượng này được đưa đi đánh quân cảng Ream. Được sự trợ lực của pháo hải quân bắn từ bến cảng lên, cánh quân này chiếm được quân cảng Ream và hảicảng Kampong Som. Tuy nhiên, vì không chuẩn bị kịp về tiếp liệu
[
]
, quân Khmer Đỏ đã có thể phản công chiếm lại Kampong Som ngày 14 tháng 1, nhưng quân Việt Nam tái chiếm lại vào ngày hôm sau.
Hướng thứ hai, Quân khu 9 phụ trách, tiến về phía Bắc đánh chiếm hai
thị xã Tan
và
Takéo. Các sư đoàn Khmer Đỏ trấn giữ quân khu Tây
Nam
như Sư đoàn 2, 210, 230, 250, bị tan rã và rút lui vào rừng.
Cuối tháng 1 năm 1979 cuộc phản công kết thúc thắng lợi. Đến ngày
17 tháng 1
thị xã cuối cùng là
Ko Kong
rơi vào tay quân đội Việt Nam và chính quyền mới của Campuchia. Cho tới cuối tháng 3, quân đội Việt
Nam
coi như chiếm được hết những thành phố và tỉnh lỵ quan trọng của Campuchia và tiến sát tới biên giới
Thái Lan. Tuy nhiên tàn quân Pol Pot vẫn tiếp tục chống cự và quấy nhiễu, gây ra nhiều thương vong cho quân đội Việt
Nam
đồn trú tại Campuchia.
Truy quét tàn quân Khmer Đỏ
Đánh Siem Reap và Battambang
Trên chiến trường Campuchia, vì quân Việt Nam tiến quá nhanh chóng, nên quân Khmer Đỏ chỉ bị tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hẳn. Nhiều đơn vị đã tập trung lại thành những đơn vị nhỏ, tiếp tục đánh du kích và quấy phá.
Xe tăng T-54 của VN rút về nước năm 1988
Sau khi Quân đoàn 4 chiếm được
Phnom Penh
, các đơn vị của Quân đoàn 3, Quân khu 5 và Quân khu 7 cũng vượt sông Mekong tiến chiếm và bình định lãnh thổ phía bắc
Biển Hồ
vàsông Tonlé Sap. Quân Khmer Đỏ đã cố gắng kháng cự gần
tỉnh Battambang
nhưng cũng chỉ có thể làm chậm đà tiến quân của Việt
Nam
. Họ đã phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.
Quân đoàn 2 và các sư đoàn của Quân khu 9 sau khi chiếm được vùng duyên hải cũng tiến dọc theo quốc lộ 4 về hướng Bắc. Mấy ngày sau khi Trung Quốc tiến đánh biên giới Việt-Trung, Quân đoàn 2 rút về bảo vệ
Hà Nội
[
]
. Việt Nam bắt đầu tổng động viên, một số các trung đoàn độc lập được tăng cường lên thành cấp sư đoàn, như các
trung đoàn Gia Định
1 và 2, Quyết Thắng 1 và 2, trở thành các Sư đoàn 317, 318 để gửi sang tăng cường mặt trận Campuchia. Trách nhiệm chính trong công tác hành quân vẫn là các đơn vị của Quân đoàn 4.
Ngày 8 tháng 1, Sư đoàn 10 theo lệnh của tướng Kim Tuấn thực hiện cuộc hành quân chớp nhoáng truy kích quân Khmer Đỏ. Tới ngày 9, Trung đoàn 24 đã chiếm được
Kampong Thom, Trung đoàn 26 cũng đã kiểm soát được đường 6 nối Kampong Thom và Phnom Penh, Trung đoàn 66
[29]
được lệnh vượt lên trước hai đơn vị này đánh chiếm thành phố
Siem Reap
ở phía tây bắc biển hồ Tongle Sap. Dùng 36 xe tải chở quân, được xe tăng yểm trợ, trung đoàn nhanh chóng hành quân, tiến được 100km chỉ trong vòng 2 giờ, đồng thời đánh tan các trạm kiểm soát của Khmer Đỏ dọc đường. Trên đường đi, một đoàn xe chở quân Khmer Đỏ cũng nhập vào đội hình trung đoàn do tưởng nhầm là tàn quân Khmer Đỏ tháo chạy. Do trời tối, không ai phát hiện ra sự nhầm lẫn này. Mãi đến khi hai bên nhận ra nhau thì một trận đánh khốc liệt mới nổ ra, quân Việt Nam tiêu diệt và chiếm toàn bộ đoàn xe gồm 23 xe tải chở quân Khmer Đỏ. Rạng sáng ngày 10, quân Việt Nam đến Siem Reap, quân Khmer Đỏ bị bất ngờ, phải tháo chạy ra bốn phía. Tới khi trời tối thì Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 và Sư đoàn 5 của Quân khu 7 cũng đã tới nơi.
Ngày hôm sau, Trung đoàn 24 lại hành quân 100km nữa đánh chiếm thị xã
Sisophon
nằm cách biên giới
Thái Lan
50km. Ngày 12 tháng 1, (sau khi trao lại thị xã cho lực lượng Quân khu 5) trung đoàn 24 một tiểu đoàn của Trung đoàn 66 cùng một đại đội xe M-113, pháo phòng không và trọng pháo theo theo đường 5 phía nam Sisophon đánh vào các lực lượng Khmer Đỏ đang tập trung về Battambang và chiếm thành phố ngay trong ngày hôm đó.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, tướng
Kim Tuấn
di chuyển Bộ chỉ huy Quân đoàn 3 đến Battambang để trực tiếp chỉ huy chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot tập trung ở vùng tây nam gần biên giới Thái Lan. Ba ngày sau, ông rời Battambang để đi Siem Reap, trên đường đi khoảng 40km về hướng bắc Battambang, đoàn xe của ông bị Khmer Đỏ phục kích. Chiếc com-măng-ca thứ 3 có Tư lệnh Kim Tuấn ngồi bên cạnh người lái xe bị trúng đạn M79 khiến ông bị thương nặng vùng cột sống và mất ngày hôm sau, ngày 17 tháng 3. Ông là sỹ quan cao cấp nhất của
Quân đội Nhân dân Việt Nam
hy sinh khi tham chiến ở Campuchia. Ba tháng sau, tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 3 của ông rời Campuchia để tham gia phòng thủ biên giới phía bắc với Trung Quốc.
Khu vực Tây Nam
Trận đánh quan trọng đầu tiên trong chiến dịch bình định diễn ra tại
Kampong Speu, nằm trên
quốc lộ 4
nối hải cảng Kampong Som với Phnom Penh, cách Phnom Penh khoảng 50 km. Thị xã này, sau khi quân Khmer Đỏ di tản vội vã, do Trung đoàn 10 thuộc Sư đoàn 339 Việt Nam chiếm đóng. Nhưng ít ngày sau, các lực lượng còn lại của các Sư đoàn 703, 340, 221 từ tuyến phòng thủ Svay Rieng chạy về đã tập trung lại và dự định tái chiếm thị xã. Được tin, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 điều động Sư đoàn 341 đến tăng cường. Trận đánh bắt đầu ngày 21 tháng 1 năm 1979 đến ngày 7 tháng 2 mới kết thúc. Dù bị tổn thất nặng, quân Việt Nam vẫn giữ được Kampong Speu, các lực lượng của 3 sư đoàn Campuchia bị tan rã, chỉ còn là những nhóm nhỏ hoặc tiếp tục đánh du kích, hoặc rút về biên giới Thái Lan.
Giữ vững được Kampong Speu, bảo đảm được giao thông trên quốc lộ 4, quân Việt
Nam
tiến đánh căn cứ Amleng, nơi mà bộ chỉ huy quân sự của Pol Pot từ
Phnom Penh
rút về trú đóng. Căn cứ này nằm trong một vùng rừng núi hiểm trở, cách
Phnom Penh
khoảng 100 km về phía tây nam. Lực lượng tấn công gồm Sư đoàn 2, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 341 của Quân đoàn 4, được tăng cường thêm Sư đoàn 5 của Quân khu 7. Vì lực lượng tấn công quá hùng hậu, quân Khmer Đỏ rút lui, bỏ lại căn cứ
Amleng, nhưng họ tìm đủ cách để gây khó khăn và tổn thất cho quân Việt Nam khi họ rút lui khỏi căn cứ bằng đủ mọi cách như phục kích, bắn tỉa, gài mìn, đốt rừng...
Chiếm xong được Amleng, quân Việt
Nam
mở chiến dịch đánh chiếm thị xã
Leach. Leach là một thị xã nhỏ nằm gần quốc lộ số 5 là con đường từ Phnom Penh đi Battambang, cách biên giới Thái Lan khoảng 80 km. Trước ngày 7 tháng 1, Leach được Khmer Đỏ sử dụng làm căn cứ tiếp liệu. Sau khi Phnom Penh thất thủ, khi quân Việt Nam chưa có đủ thì giờ để chiếm đóng hết các vị trí, Khmer Đỏ dự định biến Leach thành một căn cứ phản công. Một phần lớn những lực lượng còn lại được tập trung tại đây. Tuy quân số gồm nhiều sư đoàn (104, 210, 260, 264, 460, 502), nhưng trên thực tế, mỗi sư đoàn chỉ còn chưa tới một ngàn quân
[
]
. Lực lượng phòng thủ cũng có vài khẩu pháo 105 ly và vài xe thiết giáp.
Để tấn công Leach, quân Việt
Nam
đã sử dụng một lực lượng lớn và tấn công làm bốn hướng. Hướng thứ nhất, do Sư đoàn 341 thay thế Sư đoàn 330 đã bị hao hụt quân số quá nhiều khi giải toả quốc lộ số 5, đánh chiếm thị xã
Pursat
để từ đó đánh vào mặt bắc của Leach. Hướng thứ hai do Sư đoàn 9 từ căn cứ Amleng mới chiếm được đánh vào phía đông. Hướng thứ ba do Quân khu 9 phụ trách được tàu đổ bộ chở đến tỉnh
Kokong, rồi từ đó, tấn công mặt nam. Hướng thứ tư, do Sư đoàn 31, Quân đoàn 3, từ biên giới Thái Lan theo tỉnh lộ 56 đánh ngược về mặt tây của Leach.
Vì đây là một trận quyết định, nên trận đánh đã kéo dài trên một tháng. Tất cả các sư đoàn tham chiến đều bị tổn thất nặng. Cuối cùng, vì hoả lực thua kém, bệnh tật, bị hao hụt lực lượng mà không được bổ sung nên căn cứ Leach của Khmer Đỏ bị Sư đoàn 9 chiếm được ngày 29 tháng 4 năm 1979. Trận đánh tại căn cứ Leach là trận đánh có quy mô lớn cuối cùng trên đất Campuchia. Sau khi Leach bị mất, các đơn vị còn lại của Khmer Đỏ rút về các mật khu ở
Pailin
và
Tasanh
sát biên giới Thái Lan. Một số khác phân tán thành những đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.
Giữa tháng 3, quân Việt
Nam
mở chiến dịch mới đánh chiếm căn cứ Tasanh, nằm ở phía nam Pailin. Tới 28 tháng 3, căn cứ này thất thủ, khiến cho "đại sứ quán" Trung Quốc đóng tại đây phải sơ tán về vùng núi cao. Ban lãnh đạo Khmer Đỏ tại đây cũng bỏ chạy, bỏ lại một phần tài liệu, xe cộ, vũ khí, lương thực dự trữ và 3.000 tấn đạn dược
[30]
.
Các đơn vị của Việt
Nam
bắt đầu phân nhiệm để hành quân bình định. Nhiều sư đoàn thiện chiến đã bị hao hụt nặng được rút về nước. Những sư đoàn tân lập được gửi qua tăng cường hay thay thế. Phía Việt
Nam
cho biết, tới cuối tháng 1 năm 1979, quân Việt
Nam
đã có tới 8.000 thương vong. Về phía quân Khmer Đỏ dù bị thiệt hại nặng vẫn còn khoảng 30.000 quân có còn khả năng quấy phá, phục kích, gây mất ổn định khiến Việt Nam phải duy trì một lực lượng quân sự lớn tại Campuchia.
[sửa]
Thành lập chính quyền mới
Ngày 5 tháng 1 năm 1979, 66 đại biểu Campuchia được triệu tập họp ở Mimot để bàn về việc thành lập một đảng cộng sản Campuchia mới. Đảng này lấy lại tên Đảng Nhân dân Cách mạng có từ thời 1951. Pen Sovan, một cán bộ Campuchia tập kết về Hà Nội năm 1954, được đề cử giữ chức chủ tịch đảng. Những Uỷ viên thường vụ của đảng gồm
Hun Sen,
Bou Thang,
Chan Kiri,
Heng Samrin
và
Chia Soth.
Ngày 8 tháng 1 năm 1979, đài phát thanh
Phnom Penh
loan báo
Phnom Penh
đã được giải phóng bởi những lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia. Một Hội đồng cách mạng được thành lập do Heng Samrin làm chủ tịch. Khoảng mười ngày sau, hội đồng này ký một hiệp ước với Việt
Nam
, hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Việt
Nam
trên đất Campuchia.
Tới mùa xuân 1981,
hiến pháp
mới của Campuchia được thông qua, sau đó là cuộc bầu cử toàn quốc để chọn ra 117 đại biểu quốc hội. Hun Sen được bầu làm Bộ trưởng Ngoại giao, Heng Samrin làm Chủ tịch nước. Ba sư đoàn mới được thành lập và đặt dưới Bộ Quốc phòng, nhưng an ninh vẫn được duy trì chủ yếu dựa vào sự hiện diện của 180.000 quân Việt Nam mà lực lượng chủ chốt là Quân đoàn 4 do tướng
Lê Đức Anh
chỉ huy
[31]
.
Chính quyền mới của Campuchia chỉ được một số nước thuộc khối
xã hội chủ nghĩa
công nhận. Chính phủ của
Pol Pot
tiếp tục được các nước phương Tây, Trung Quốc và khối
ASEAN
công nhận và vẫn là thành viên
Liên hiệp quốc.
Căng thẳng biên giới với Thái Lan
Căn cứ các lực lượng chống đối 1979-1984
Campuchia bị mất,
Thái Lan
trở nên một địa bàn chiến lược quan trọng để Trung Quốc có thể giúp đỡ cho Khmer Đỏ tiếp tục cuộc chiến. Sau khi họp xong với Ieng Sary,
Đặng Tiểu Bình
bí mật cử Cảnh Biểu, Ủy viên Bộ Chính trị, cùng Thứ trưởng ngoại giao Hàn Niệm Long sang
Bangkok
hội đàm với Thủ tướng Thái
Kriangsak Chomanan
tại
căn cứ không quân Utapao. Sau khi Việt Nam liên minh với Liên Xô và tấn công Campuchia, Thái Lan không còn giữ thái độ trung lập nữa, Kriangsak đồng ý để Trung Quốc dùng lãnh thổ Thái lan tiếp tế cho Khmer Đỏ.
Thủ tướng Thái Kriangsak cũng tìm kiếm hỗ trợ từ
Washington
nhằm ngăn ngừa Hà Nội. Để biểu thị sự ủng hộ Thái Lan, Hoa Kỳ chuyển giao cho Thái số lượng đạn dược trị giá $11.3 triệu dollar tồn kho tại Thái từ thời
chiến tranh Việt Nam. Chính quyền Carter cũng hứa hẹn thúc đẩy việc chuyển giao chiến đấu cơ F-5E và các loại vũ khí hiện đại khác mà Thái đã đặt mua, và tăng lượng vũ khí bán cho Thái từ mức 30 triệu dollar một năm lên 50 triệu. Tuy vậy, trong trường hợp chiến tranh nổ ra, quân Thái vẫn không phải là đối thủ của Việt
Nam
. Với lực lượng 141.000 quân, số lượng quân Thái chỉ bằng 1/4 quân Việt Nam, và họ không có được kinh nghiệm chiến đấu như quân Việt Nam.
[32]
[sửa]
Giai đoạn 1980-1989
Nhờ có sự giúp đỡ của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thái Lan, từ tình trạng chỉ còn là những nhóm du kích hồi cuối năm 1979, đến cuối năm 1980 lực lượng Khmer Đỏ đã hồi phục sức mạnh, với quân số tăng từ 20.000 lên 40.000. Đến cuối năm 1981, chiến tranh du kích của Khmer Đỏ thực hiện tại Campuchia lan rộng mạnh mẽ tại những khu vực rộng lớn.
Từ năm 1979 đến giữa năm 1985, quân đội Việt Nam thực hiện các chiến dịch quân sự truy quét đánh phá các căn cứ của Khmer Đỏ. Tháng 1 năm 1980, chiến dịch quân sự nhằm vào Khmer Đỏ tại Phnom Chhat bắt đầu. Các cuộc đụng độ giữa các lực lượng NCR và quân Việt
Nam
cũng diễn ra và lan sang cả lãnh thổ Thái Lan.
[33]
Thời gian này, Khmer Đỏ bắt đầu tái xâm nhập Campuchia từ Thái Lan với khoảng 3-4 ngàn quân. Khi mùa mưa tới, Khmer Đỏ đã tái tổ chức lực lượng, chỉ huy và huấn luyện, bắt đầu các cuộc giao tranh qui mô nhỏ như đánh du kích, phục kích, pháo kích quấy rối.
Tới năm 1985, Việt Nam huy động khoảng 60 ngàn quân cho chiến dịch tấn công, cùng với hàng chục ngàn dân công Campuchia xây đường và mở rộng các sân bay dã chiến tại khu vực biên giới. Cuối tháng 12 năm 1984, khoảng 1.000 quân Việt
Nam
đánh hạ căn cứ Nong Samet. Tháng 1 năm 1985, khoảng 4.000 quân Việt
Nam
, với hơn 30 xe tăng và xe bọc thép hỗ trợ, đánh vào căn cứ Ampil của lực lượng KPNLF với 5.000 quân phòng ngự và triệt hạ hoàn toàn căn cứ này sau 36 tiếng. Quân Việt Nam và quân chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia mở chiến dịch đánh vào căn cứ lớn của Khmer Đỏ tại Phnom Malai, mà họ định đánh chiếm năm 1982 nhưng bất thành. Chiến dịch mùa khô năm 1984-85 là chiến dịch lớn chưa từng có kể cả về qui mô, thời gian và mức độ thành công.
[34]
Sau các chiến dịch 1984-85 của Việt
Nam
, lực lượng đối lập bị nhiều tổn thất. Quân KPNLF và Khmer Đỏ ước tính mất khoảng 1/3 lực lượng do thương vong và đào ngũ.
[35]
Kể từ năm 1986, các lực lượng này về cơ bản không thể là mối đe dọa lớn đối với chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia được nữa.
[
]
Năm 1989, Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã đủ mạnh để tự bảo vệ.
[
]
Tháng 12 cùng năm, Quân đội Việt
Nam
hoàn thành rút quân toàn bộ khỏi Campuchia.
Related Pots
Hot in Week
Rau mứt
Nguồn ATX: Mất nguồn cấp trước 5V Stanby
Khắc phục lỗi game Kiếm Thế không đăng nhập được
Thử code chặn file
Cách bấm cáp mạng
Họp lớp 12C
Cách vào Ibet888 (Cập nhật liên tục)
Đĩa cài WinXP SP3
Nguồn ATX: Có 5V tím cấp trước, kích không chạy
Đổi ngày dương ra ngày âm (php code)
Contact Us
Tên
Email
*
Thông báo
*
Quốc phòng
More on this category »
Label 14
Được tạo bởi
Blogger
.
Label 14
Label 1
Slider
Label 3
Label 4
Label 5
Label 6
label 7
Label 5
Blog Archive
►
2014
(1)
►
tháng 6
(1)
►
2013
(3)
►
tháng 12
(2)
►
tháng 4
(1)
▼
2012
(214)
►
tháng 10
(17)
►
tháng 9
(1)
►
tháng 7
(1)
►
tháng 6
(10)
►
tháng 5
(6)
►
tháng 4
(19)
►
tháng 3
(38)
▼
tháng 2
(95)
Bản IDM 6.05
Ghost 11.5
Chiến tranh biên giới Tây - Nam
Hà Linh 30-01-2012
Khắc phục lỗi game Fifa đăng nhập xong là đơ máy
Thử đoạn code video
Đổ xô đi Lào
Baby dance
Lý Hòa tháng 2 năm 2012
Vừa mua "em" này
Corel video studio pro X3
Chút hoài niệm về cổng chùa
Hết kiểu nằm
Hà Linh 30-01-2012
Key Avast Pro and Free
Họp lớp 12C (Nhâm Thìn)
Mồng 3 tết Nhâm Thìn
Đua thuyền xuân Nhâm Thìn
Mồng 1 tết Nhâm Thìn
Lễ thượng nêu tại đình làng (Nhâm Thìn)
Thuyền bơi tập dượt
26 tết Nhâm Thìn
Rau mứt
Hà Linh 2/1/2012
Nội quy giải đua thuyền truyền thống của làng Lý Hòa
Nhà mới của Dì Cưỡng
Sinh nhật con gái một tuổi
USB Driver modem TP-link 8817
Chrome full setup
Hà Linh tập múa
Hoa mận
Sinh nhật Trung Kiên 1 tuổi
Vĩnh Phước Tự
Đổi ngày dương ra ngày âm (php code)
Bật Rewrite trên localhost
Hà Linh phá máy
Dòng máu anh hùng
Hà Linh
Nhúng nút Facebook share vào PHPBB
Thước Lỗ Ban
Win XP SP2 cài tự động
Đĩa cài WinXP SP3
Homekey logger
12 C họp mặt
Nướng cá Trích
Món khoái khẩu
Cổng chùa
Hà Linh
NHẬT TRÌNH ĐI BIỂN CỦA NGƯ DÂN LÝ HOÀ
Lưu trữ trực tuyến với SkyDrive Explorer
Hà Linh học bố
WebcamMax - Chương trình giả lập webcam
Chương trình hẹn giờ tắt máy tính
Tấm hình bạn học cũ năm lớp 9
Hà Linh nhảy theo nhạc
Tiễn đưa
Điên
Lãng du
Hình ảnh BKAV bị deface
Món quà số 2 - Màn tấu hài về bảo mật của BKAV
Nhóm hacker Anonymous Việt gửi thư cho quan chức a...
Đoạn code slide hình
Sukhoi PAK FA T-50
Sukhoi PAK FA T-50
Chùa Phật "Vĩnh Phước Tự" - làng Lý Hòa (Phần đầu)
Tiện ích báo có thư mới trên trình duyệt Google Ch...
Ngày về
Thử đoạn code video
Hình dùng cho template Bloger
Hà Linh 2/2012
SIMPLEX TRANSCRIPT - ANOTHER TEMPLATE ON MAGAZINE ...
Xúc xắc xúc xẻ - Nhạc thiếu nhi
Đổ xô đi Lào
Tự chế chân máy ảnh
Baby dance
Hình bạn cũ năm lớp 9
My Baby 13 - 2 - 2012
Đặc sản biển Đá Nhảy (Lý Hòa)
Đi lễ chùa cần biết từng chư Phật và Bồ tát
Video gia đình bạn Cuối
TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo giải quyết vụ Tiên Lãng
Tây Du Ký
Liêu trai chí dị trọn bộ
Cool edit phần mềm biên tập và xử lý âm thanh
Con gái 9 - 2 - 2012
Bí thư thành ủy Hải Phòng trả lời phỏng vấn VTV
Hà linh 2 - 2012
Demo đoạn Title video
Lý Hòa tháng 2 năm 2012
Cu Bi
Vừa mua "em" này
Video cưới cậu Đại
Corel video studio pro X3
Hệ thống tên lửa Club-K
Trực thăng vận Chinook
►
tháng 1
(27)
►
2011
(109)
►
tháng 12
(42)
►
tháng 11
(60)
►
tháng 9
(7)
Nhạc
Lưu trữ Blog
►
2014
(1)
►
tháng 6
(1)
►
2013
(3)
►
tháng 12
(2)
►
tháng 4
(1)
▼
2012
(214)
►
tháng 10
(17)
►
tháng 9
(1)
►
tháng 7
(1)
►
tháng 6
(10)
►
tháng 5
(6)
►
tháng 4
(19)
►
tháng 3
(38)
▼
tháng 2
(95)
Bản IDM 6.05
Ghost 11.5
Chiến tranh biên giới Tây - Nam
Hà Linh 30-01-2012
Khắc phục lỗi game Fifa đăng nhập xong là đơ máy
Thử đoạn code video
Đổ xô đi Lào
Baby dance
Lý Hòa tháng 2 năm 2012
Vừa mua "em" này
Corel video studio pro X3
Chút hoài niệm về cổng chùa
Hết kiểu nằm
Hà Linh 30-01-2012
Key Avast Pro and Free
Họp lớp 12C (Nhâm Thìn)
Mồng 3 tết Nhâm Thìn
Đua thuyền xuân Nhâm Thìn
Mồng 1 tết Nhâm Thìn
Lễ thượng nêu tại đình làng (Nhâm Thìn)
Thuyền bơi tập dượt
26 tết Nhâm Thìn
Rau mứt
Hà Linh 2/1/2012
Nội quy giải đua thuyền truyền thống của làng Lý Hòa
Nhà mới của Dì Cưỡng
Sinh nhật con gái một tuổi
USB Driver modem TP-link 8817
Chrome full setup
Hà Linh tập múa
Hoa mận
Sinh nhật Trung Kiên 1 tuổi
Vĩnh Phước Tự
Đổi ngày dương ra ngày âm (php code)
Bật Rewrite trên localhost
Hà Linh phá máy
Dòng máu anh hùng
Hà Linh
Nhúng nút Facebook share vào PHPBB
Thước Lỗ Ban
Win XP SP2 cài tự động
Đĩa cài WinXP SP3
Homekey logger
12 C họp mặt
Nướng cá Trích
Món khoái khẩu
Cổng chùa
Hà Linh
NHẬT TRÌNH ĐI BIỂN CỦA NGƯ DÂN LÝ HOÀ
Lưu trữ trực tuyến với SkyDrive Explorer
Hà Linh học bố
WebcamMax - Chương trình giả lập webcam
Chương trình hẹn giờ tắt máy tính
Tấm hình bạn học cũ năm lớp 9
Hà Linh nhảy theo nhạc
Tiễn đưa
Điên
Lãng du
Hình ảnh BKAV bị deface
Món quà số 2 - Màn tấu hài về bảo mật của BKAV
Nhóm hacker Anonymous Việt gửi thư cho quan chức a...
Đoạn code slide hình
Sukhoi PAK FA T-50
Sukhoi PAK FA T-50
Chùa Phật "Vĩnh Phước Tự" - làng Lý Hòa (Phần đầu)
Tiện ích báo có thư mới trên trình duyệt Google Ch...
Ngày về
Thử đoạn code video
Hình dùng cho template Bloger
Hà Linh 2/2012
SIMPLEX TRANSCRIPT - ANOTHER TEMPLATE ON MAGAZINE ...
Xúc xắc xúc xẻ - Nhạc thiếu nhi
Đổ xô đi Lào
Tự chế chân máy ảnh
Baby dance
Hình bạn cũ năm lớp 9
My Baby 13 - 2 - 2012
Đặc sản biển Đá Nhảy (Lý Hòa)
Đi lễ chùa cần biết từng chư Phật và Bồ tát
Video gia đình bạn Cuối
TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo giải quyết vụ Tiên Lãng
Tây Du Ký
Liêu trai chí dị trọn bộ
Cool edit phần mềm biên tập và xử lý âm thanh
Con gái 9 - 2 - 2012
Bí thư thành ủy Hải Phòng trả lời phỏng vấn VTV
Hà linh 2 - 2012
Demo đoạn Title video
Lý Hòa tháng 2 năm 2012
Cu Bi
Vừa mua "em" này
Video cưới cậu Đại
Corel video studio pro X3
Hệ thống tên lửa Club-K
Trực thăng vận Chinook
►
tháng 1
(27)
►
2011
(109)
►
tháng 12
(42)
►
tháng 11
(60)
►
tháng 9
(7)
Blog Archive
►
2014
(1)
►
tháng 6
(1)
►
2013
(3)
►
tháng 12
(2)
►
tháng 4
(1)
▼
2012
(214)
►
tháng 10
(17)
►
tháng 9
(1)
►
tháng 7
(1)
►
tháng 6
(10)
►
tháng 5
(6)
►
tháng 4
(19)
►
tháng 3
(38)
▼
tháng 2
(95)
Bản IDM 6.05
Ghost 11.5
Chiến tranh biên giới Tây - Nam
Hà Linh 30-01-2012
Khắc phục lỗi game Fifa đăng nhập xong là đơ máy
Thử đoạn code video
Đổ xô đi Lào
Baby dance
Lý Hòa tháng 2 năm 2012
Vừa mua "em" này
Corel video studio pro X3
Chút hoài niệm về cổng chùa
Hết kiểu nằm
Hà Linh 30-01-2012
Key Avast Pro and Free
Họp lớp 12C (Nhâm Thìn)
Mồng 3 tết Nhâm Thìn
Đua thuyền xuân Nhâm Thìn
Mồng 1 tết Nhâm Thìn
Lễ thượng nêu tại đình làng (Nhâm Thìn)
Thuyền bơi tập dượt
26 tết Nhâm Thìn
Rau mứt
Hà Linh 2/1/2012
Nội quy giải đua thuyền truyền thống của làng Lý Hòa
Nhà mới của Dì Cưỡng
Sinh nhật con gái một tuổi
USB Driver modem TP-link 8817
Chrome full setup
Hà Linh tập múa
Hoa mận
Sinh nhật Trung Kiên 1 tuổi
Vĩnh Phước Tự
Đổi ngày dương ra ngày âm (php code)
Bật Rewrite trên localhost
Hà Linh phá máy
Dòng máu anh hùng
Hà Linh
Nhúng nút Facebook share vào PHPBB
Thước Lỗ Ban
Win XP SP2 cài tự động
Đĩa cài WinXP SP3
Homekey logger
12 C họp mặt
Nướng cá Trích
Món khoái khẩu
Cổng chùa
Hà Linh
NHẬT TRÌNH ĐI BIỂN CỦA NGƯ DÂN LÝ HOÀ
Lưu trữ trực tuyến với SkyDrive Explorer
Hà Linh học bố
WebcamMax - Chương trình giả lập webcam
Chương trình hẹn giờ tắt máy tính
Tấm hình bạn học cũ năm lớp 9
Hà Linh nhảy theo nhạc
Tiễn đưa
Điên
Lãng du
Hình ảnh BKAV bị deface
Món quà số 2 - Màn tấu hài về bảo mật của BKAV
Nhóm hacker Anonymous Việt gửi thư cho quan chức a...
Đoạn code slide hình
Sukhoi PAK FA T-50
Sukhoi PAK FA T-50
Chùa Phật "Vĩnh Phước Tự" - làng Lý Hòa (Phần đầu)
Tiện ích báo có thư mới trên trình duyệt Google Ch...
Ngày về
Thử đoạn code video
Hình dùng cho template Bloger
Hà Linh 2/2012
SIMPLEX TRANSCRIPT - ANOTHER TEMPLATE ON MAGAZINE ...
Xúc xắc xúc xẻ - Nhạc thiếu nhi
Đổ xô đi Lào
Tự chế chân máy ảnh
Baby dance
Hình bạn cũ năm lớp 9
My Baby 13 - 2 - 2012
Đặc sản biển Đá Nhảy (Lý Hòa)
Đi lễ chùa cần biết từng chư Phật và Bồ tát
Video gia đình bạn Cuối
TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo giải quyết vụ Tiên Lãng
Tây Du Ký
Liêu trai chí dị trọn bộ
Cool edit phần mềm biên tập và xử lý âm thanh
Con gái 9 - 2 - 2012
Bí thư thành ủy Hải Phòng trả lời phỏng vấn VTV
Hà linh 2 - 2012
Demo đoạn Title video
Lý Hòa tháng 2 năm 2012
Cu Bi
Vừa mua "em" này
Video cưới cậu Đại
Corel video studio pro X3
Hệ thống tên lửa Club-K
Trực thăng vận Chinook
►
tháng 1
(27)
►
2011
(109)
►
tháng 12
(42)
►
tháng 11
(60)
►
tháng 9
(7)
Find Us On Facebook
More on this category »
Social Networks
More on this category »
About us
hình ảnh
Blog bác Dũng
Đang tải...
Quê choa
Đang tải...
NGUYỄN QUANG VINH
Đang tải...
Cu làng cát
Đang tải...
Tin học
More on this category »
Sample Text
Business
Categories
Audio Việt
(1)
Cá nhân
(109)
Download
(30)
hình
(26)
Kinh điển
(8)
Lý Hòa
(44)
mã nguồn
(1)
người quen
(18)
phần cứng
(16)
phần mềm
(7)
phim
(28)
Photo
(29)
Quân sự
(12)
Quốc phòng
(10)
Thơ
(39)
Tiêu điểm
(75)
Tin học
(91)
Tin mới
(109)
Tổng hợp
(54)
Trung Hoa
(8)
Truyện Audio
(11)
Truyện ma
(7)
Truyện ngắn
(10)
VHNT
(19)
Video
(76)
Vũ khí
(7)
Lý Hòa
More on this category »
Nhãn
Audio Việt
(1)
Cá nhân
(109)
Download
(30)
hình
(26)
Kinh điển
(8)
Lý Hòa
(44)
mã nguồn
(1)
người quen
(18)
phần cứng
(16)
phần mềm
(7)
phim
(28)
Photo
(29)
Quân sự
(12)
Quốc phòng
(10)
Thơ
(39)
Tiêu điểm
(75)
Tin học
(91)
Tin mới
(109)
Tổng hợp
(54)
Trung Hoa
(8)
Truyện Audio
(11)
Truyện ma
(7)
Truyện ngắn
(10)
VHNT
(19)
Video
(76)
Vũ khí
(7)
Labels
Audio Việt
Cá nhân
Download
hình
Kinh điển
Lý Hòa
mã nguồn
người quen
phần cứng
phần mềm
phim
Photo
Quân sự
Quốc phòng
Thơ
Tiêu điểm
Tin học
Tin mới
Tổng hợp
Trung Hoa
Truyện Audio
Truyện ma
Truyện ngắn
VHNT
Video
Vũ khí
Thơ
More on this category »
Test Footer
Flickr Images
Pages
Trang chủ
Tin học
Blogger templates
Pages
Trang chủ
Tin học
Fashion
Gallery
Sports
Games
Tỉ giá ngoại tệ
Bảng giá vàng
Bảng giá dầu
Giá chứng khoán
Lịch chiếu phim
Kết quả xổ số
Lịch bóng đá
Truyền hình
Dự báo thời tiết
Điểm đặt ATM
Pages - Menu
Trang chủ
Popular Posts
Rau mứt
Trong một lần đi chụp hình vào giữa Đông tôi tình cờ thấy mấy mẹ, mấy chị cạo rau Mứt ở Đá Nhảy. Tần ngần đứng hồi lâu rồi xin chụp vài tấm...
Nguồn ATX: Mất nguồn cấp trước 5V Stanby
* Mất điện áp 300V DC bên sơ cấp - Khi nguồn bị các sự cố như chập đèn công suất, chập các đi ốt chỉnh lưu sẽ gây nổ cầu chì và mất điện áp ...
Khắc phục lỗi game Kiếm Thế không đăng nhập được
Sáng nay, 114/2012 sau khi nâng cấp lên phiên bản 4.0.0. Một số máy không thể vào được trò chơi, phổ biến nhất là dòng main Intel. Cụ thể l...
Thử code chặn file
Link
Cách bấm cáp mạng
Họp lớp 12C
Ngày mồng 4 tết Nhâm Thìn - 2012 Và...hình năm trước (2011 - Tân Mão)
Cách vào Ibet888 (Cập nhật liên tục)
Thay đổi Proxy trình duyệt: 201.65.25.85 - Port: 3128 Vào bằng link sau: http://www.333332.com/login888.aspx Cập nhật 13/6/2012 proxy: 180...
Đĩa cài WinXP SP3
Định dạng file ISO. Cài đặt hoàn toàn tự động. Cập nhật các bản hotfix đến hết tháng 9/2011. Có thể tự động nâng cấp. Đĩa này hoàn toàn khôn...
Nguồn ATX: Có 5V tím cấp trước, kích không chạy
Thứ tự sửa nguồn ATX: Mạnh lọc nhiễu AC và chỉnh lưu: 220VAC -> 310VDC là OK Mạch nguồn cấp trước: 5V tím và xanh lá là OK Mạch nguồn c...
Đổi ngày dương ra ngày âm (php code)
<html> <body> Tham khảo
Recent Comments
| Copyright © 2013
Minh Trí